logo

Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo)


Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) (siêu ngắn)

Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) | Soạn văn 7 siêu ngắn tại TopLoigiai


I. Công dụng của trạng ngữ

Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Xác định các trạng ngữ

a.

- Sau ngày rằm tháng giêng

- Thường thường, vào khoảng đó

- Sáng dậy

- Trên giàn hoa lí

- Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong

b.

- Về mùa đông

=> Nhận xét: Trạng ngữ là thành phần không bắt buộc trong câu, tuy nhiên, nó đóng vai trò quan trọng trong câu. Các trạng ngữ bổ sung cho câu về thời gian, địa điểm, nơi chốn. Chính vì có trạng ngữ, nên các câu trong 2 ví dụ được rõ nghĩa và chính xác hơn.

Ví dụ các trạng ngữ: Sau rằm tháng riêng => Xác định khoảng thời giạn mùa xuân mà tác giả yêu thích nhất., chứ không phải chỉ chung thời điểm mùa xuân trong năm.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Khi làm một bài văn nghị luận, các luận cứ thường được sắp xếp theo một tình tự nhất định về thời gian, không gian, mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, điều kiện – kết quả, … Ở đây, trạng ngữ có vai trò kết nối các câu văn với nhau được liền mạch, làm cho văn bản trở nên chặt chẽ hơn.


II. Tách trạng ngữ thành câu riêng

Câu 1 + 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Câu in đậm có cấu tạo không có thành phần chủ ngữ và vị ngữ, mà nó là một trạng ngữ được tách riêng thành một câu. Chúng ta có thể gộp câu đó với câu trước thành một câu, tuy nhiên, tác giả tách riêng thành phần trạng ngữ thành một câu riêng để nhấn mạnh ý nghĩa của nó, đó là sự tin tưởng vào tương lai của tiếng Việt.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

a. Các trạng ngữ : ở loại bài thứ nhất / ở loại bài thứ hai :=> có tác dụng tạo thành một tình tự lập luận, xác định nơi chốn cho câu.

b. Các trạng ngữ: đã bao lần/ Lần đầu tiên chập chững bước đi/ lần đầu tiên tập bơi/ lần đầu tiên chơi bóng bàn/ lúc còn học phổ thông/ về môn hoá => Trạng ngữ xác định thời gian cho câu theo một trình tự lập luận.

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Các trạng ngữ được tách riêng

- Năm 72 => Việc tách riêng trạng ngữ, nhằm nhấn mạnh khoảng thời gian xảy ra sự việc (sự hi sinh của nhân vật trong câu trước)

- Trong lúc tiếng đờn vẫn khắc khoải vẳng lên những chữ đờn li biệt, bồn chồn => nhằm nhấn mạnh hoàn cảnh làm nổi bật lên sự việc trước đó.

Câu 3 (trang 47 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sự giàu đẹp của tiếng Việt có sử dụng trạng ngữ

Nói đến tiếng Việt, chúng ta có thể tự hào về một thứ tiếng giàu và đẹp. Đó là sự giàu về từ vựng, giàu về thanh điệu, giàu về ngữ âm, giàu cả về ngữ pháp. Hơn thế nữa, tiếng Việt là dồi dào nguồn lực để người Việt bày tỏ những tâm tư, tình cảm, cảm xúc gửi gắm cho nhau. Sự giàu đẹp đó, chúng ta có thể thấy rõ nét trong các bài thơ, bài văn, tiểu thuyết của các tác gia Việt Nam. Ví như truyện Kiều của Nguyễn Du có hơn 3254 câu thơ lục bát, các  tiểu thuyết mấy chục chương của Vũ Trọng Phụng, cùng kho tàng ca dao, dân ca, tục ngữ đều mang âm hưởng nhẹ nhàng, sâu lắng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sự hình thành và phát triển, tiếng Việt vẫn luôn giữu được những bản chất tinh túy cũng như không ngừng đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh của văn hóa, xã hội nước ta.

- Trạng ngữ: Nói đến Tiếng Việt =>TN xác định vị trí ( nói đến Tiếng Việt, chứ không phải thứ tiếng khác)

- Trạng ngữ: trải qua hàng nghìn năm lịch sử: Trạng ngữ chỉ thời gian => Khẳng định sức sống mãnh liệt và bề dày lịch sử của Tiếng Việt

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 7 siêu ngắn tập 2

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác