logo

Soạn bài: Tây tiến (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Tây tiến siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 12 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất.


Soạn bài: Tây tiến siêu ngắn - Bản 1


Bố cục

- Đoạn 1 (từ câu 1 đến câu 14): Nhớ về thiên nhiên, núi rừng miền Tây.

- Đoạn 2 (từ câu 15 đến câu 22): Nhớ về con người miền Tây.

- Đoạn 3 (từ câu 23 đến câu 30): Nhớ về đoàn binh Tây Tiến.

- Đoạn 4 (còn lại): Lời ước hẹn cùng Tây Tiến.


Nội dung bài học

- Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ

- Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn đậm chất bi tráng có sức hấp dẫn lâu dài với người đọc


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Bố cục như trên

- Mạch cảm xúc của bài thơ: bao trùm toàn bộ bài thơ là nỗi nhớ, xuyên suốt bài thơ là những kỉ niệm và nỗi nhớ đối với núi rừng và đoàn binh Tây Tiến

Câu 2 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Bức tranh thiên nhiên:

- Những địa danh xa lạ mà gần gũi, nơi những người lính Tây Tiến đã đi qua (Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu)

- sương lấp đoàn quân mỏi: sương rừng mờ ảo, phủ dày đặc che kín như vùi lấp cả đoàn quân.

- Hình ảnh đèo cao dốc đứng:

  + từ láy khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút kết hợp với điệp từ dốc diễn tả sự hiểm trở với những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng miền Tây.

  + nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời” thể hiện sự nghịch ngợm độc đáo của người lính Tây Tiến.

  + điệp từ ngàn thước mở ra một thiên nhiên hoành tráng, kì vĩ, hiểm trở.

- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”: gợi ra không gian mênh mông chìm trong biển mưa, mưa nguồn suối lũ.

- Thiên nhiên hoang vu, dữ dội:

  + Nghệ thuật nhân hóa: “thác gầm, cọp trêu” gợi cảm sự dữ dội, hoang sơ, bí hiểm và đầy đe dọa của núi rừng miền Tây.

  + Các điệp từ chiều chiều, đêm đêm mở ra những thử thách mà người lính Tây Tiến phải trải qua còn được tính bằng chiều dài thời gian vô tận.

* Hình ảnh người lính Tây Tiến

- Tinh nghịch, dí dỏm của các chàng trai Hà thành: gục lên, bỏ quên đời, trêu người

- Gan góc, kiên dung, coi thường cái chết

- Sự hoà hợp đáng yêu trong tình quân dân kháng chiến:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xô

Câu 3 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

Kỉ niệm về đêm liên hoan văn nghệ

- Chữ bừng lên rất có thần có hồn là nhãn tự của bài thơ, tái hiện thần tình giây phút mở màn đêm liên hoan văn nghệ

- Vạn vật bỗng lộng lẫy sang trọng như hoa như mộng

  + lán trại dựng tạm bỗng hóa doanh trại trang nghiêm

  + đêm liên hoan hóa đêm hội đuốc hoa

- Anh nhìn say mê của người lính Tây Tiến khi chiêm ngưỡng cái đẹp của phương xa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Kèn lên man điệu nàng e ấp

- Tâm hồn người lính Tây tiến thăng hoa xây đắp nên hồn: Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

* Kỉ niệm về chuyến đi Châu Mộc

- Những nét vẽ mơ hồ hư ảo, hình ảnh chiều sương gợi dậy trong lòng người nỗi bâng khuâng u hoài

- Hình ảnh hồn lau giàu sức gợi

  + có thể là hồn vía thần thái cỏ cây

  + có thể là nơi trú ngụ của linh hồn viễn xứ

- Hòa hợp với thiên nhiên mơ hồ hư ảo là hình ảnh con người trên chiếc thuyền độc mộc như những bông hoa đong đưa

Câu 4 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

* Ngoại hình và khí phách

- Ngoại hình: không mọc tóc, quân xanh màu lá  diện mạo chân thực, sống động đến trần trụi

- Khí phách kiêu hùng

  + cách nói không mọc tóc chủ động ngang tàng

  + quân xanh màu lá: màu bệnh tật trở thành màu ngụy trang

  + hình ảnh dữ oai hùm đặc tả khí phách hùng dũng như hổ báo

* Khái vọng lớn, giấc mơ đẹp

- Khát vọng lớn

  + Mắt trừng gửi mộng qua biên giới: khát vọng lập công danh, quét sạch quân thù

  + đó là vẻ hào hùng của người lính Tây Tiến

- Giấc mơ đẹp: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

  + giấc mơ sang trọng, lịch lãm nhớ về những vẻ đẹp của thủ đô

  + phô ra vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn của người lính Tây Tiến

* Lí tưởng sống cao đẹp

- Suốt chiều dài biên cương xa xôi rải rác những nấm mồ hiu quạnh, hinh ảnh thơ khắc họa chiến trường đau thương

- Trước hiện thực đấy người lính vẫn không sờn lòng, thoái chí, quyết chsi cống hiến quãng đời xanh cho tổ quốc

- Ý thơ vừa hùng tráng vừa bi thương

* Sự hi sinh bi tráng

- Sự hi sinh bi thương thiếu thốn đủ bề, các anh về đất với bộ quân phục sờn rách hình ảnh thơ chân thật

- Sự hi sinh bi thương mà không hề bi lụy:

  + cách nói sang trọng qua hình ảnh áo bào thay chiếu

  + cách nói tránh về đất

  + tiếng gầm đưa tiễn người lính Tây Tiến của con sông Mã như khúc nhạc của núi sông dành cho người anh hùng

Câu 5 (trang 90 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- "Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi" diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về

- Nỗi khắc khoải, thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu

- "Tây Tiến mùa xuân ấy": thời của hào hùng, lãng mạn đã qua

- "Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi": nhà thơ dành tất cả tình cảm, trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng

→ Nỗi nhớ Tây Tiến như một minh chứng về sức sống mãnh liệt của kỉ niệm, kí ức những ngày gian khổ hào hùng.


Luyện tập

1. Bút pháp trong bài thơ là bút pháp lãng mạn

- So sánh

  + Đồng chí

   • sử dụng bút pháp tả thực làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, chân chất của những anh lính xuất phát từ vùng quê nghèo

   • chi tiết miêu tả chân dung người lính đều chân thật, giống thực tế, họ luôn cùng lí tưởng chiến đấu nên chia sẻ cùng nhau những gian khổ đời lính

  + Tây Tiến

   • tái hiện hình ảnh Tây Bắc dữ dội, hoang sơ nhưng lại hết sức mơ mộng

   • chú trọng nét độc đáo, khác thường làm nổi bật vẻ hào hoa, kiêu hùng của người lính chiến

2. Chân dung người lính Tây Tiến hào hùng mà hào hoa

- Vẻ đẹp hào hùng:

  + gian khổ, thiếu thốn có thể làm hao mòn, tiều tụy dáng hình bên ngoài nhưng không khuất phục được khí phách họ

  + Trong khó khăn vẫn hướng về những điều tốt đẹp, lãng mạn

  + với họ cái chết bi thương nhưng không hề bi lụy, trái lại còn kiên cường, lãng mạn

  + nói về cái chết mà vẫn hào hùng: áo bào, về đất, tiếng gầm sông Mã

- Vẻ đẹp hào hoa

  + tâm hồn lãng mạn đậm chất thi sĩ trước vẻ đẹp phương xa xứ lạ:

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi; Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ;......

  + giấc mơ đẹp: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơ


Soạn bài: Tây tiến siêu ngắn - Bản 2

Câu 1 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Bố cục: Bài thơ có thể chia làm 4 đoạn:

- Phần 1 (14 câu đầu): Khung cảnh thiên nhiên miền Tây và những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến

- Phần 2 (8 câu tiếp theo): Những kỉ niệm đẹp về tình quân dân trong đêm liên hoan và cảnh sông nước miền Tây thơ mộng

- Phần 3 (8 câu tiếp theo): Chân dung người lính Tây Tiến

- Phần 4 (còn lại): Lời thề gắn bó với Tây Tiến và miền Tây

Câu 2 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất:

   + Bức tranh thiên nhiên hoang sơ, dữ dội, hiểm trở: sương lấp, dốc khúc khuỷu, dốc thăm thẳm, heo hút cồn mây, thác gầm thét, cọp trêu người, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống,...

   + Thiên nhiên thơ mông, trữ tình: hoa về trong đêm hơi, nhà ai Pha Luông mưa xa khơi,...

- Hình ảnh người lính Tây Tiến trên nền thiên nhiên ấy: “dãi dầu không bước nữa”, “gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Đó có thể là giây phút nghỉ ngơi của những người lính sau chặng đường hành quân vất vả, song đó cũng có thê là sự nghỉ ngơi vĩnh viễn của các anh

Câu 3 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Vẻ đẹp mới của thiên nhiên và con người miền Tây:

- Không gian hội hè, một đêm lửa trại ấm áp tình quân dân:

   + Hình ảnh: em xiêm áo – những cô gái Lào lộng lẫy trong trang phục truyền thống của dân tộc mình

   + Ánh sáng: bừng lên hội đuốc hoa

   + Âm thanh: tiếng nhạc “khèn lên mạn điệu”

- Bức tranh Mộc Châu chiều sương: “có thấy”, “có nhớ” thầm gợi nhắc các hình ảnh

   + Hồn lau nẻo bến bờ

   + Dáng người trên độc mộc

   + Dòng nước lũ hoa đong đưa

→ Tất cả cảnh vật dường như đều có hồn, thơ mộng, mờ nhòa trong sương

Câu 4 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Hình ảnh người lính Tây Tiến bi mà không lụy, bi mà vẫn tráng

- Ngoại hình:

   + Đoàn binh không mọc tóc: cách nói toát lên khẩu khí ngang tàn, cứng cỏi, đầy bản lĩnh của những người lính

   + Quân xanh màu lá giữ oai hùm

   + Mắt trừng

- Vẻ đẹp tâm hồn:

   + Lãng mạn, bay bổng, đa tình: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

   + Giàu ý chí, nghị lực, săn sàng hi sinh vì đất nước: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,...

   + Cái chết:

• Bi: bỏ mạng trên khắp chiến trường “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”

• Tráng: tác giả đã lí tưởng hóa cái chết của những người lính, họ chết nghĩa là họ trở về với đất mẹ thân yêu, về với quê hương “Áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Câu 5 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Gợi nhắc về “mùa xuân ấy”: thời điểm lịch sử khó khăn, gian khổ mà lãng mạn, hào hùng

- Hồn về Sầm Nứa, chẳng về xuôi: Lời thề của người lính Tây Tiến vẫn gắn bó máu thịt với đoàn quân Tây Tiến và miền Tây


Luyện tập

Câu 1 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

   - Bút pháp Quang Dũng sử dụng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn.

   - So sánh với bài thơ “Đồng chí” để làm rõ bút pháp đó:

      + “Đồng chí”: tác giả Chính Hữu sử dụng bút pháp tả thực, với những hình ảnh chân thực, gần gũi để từ đó làm toát lên vẻ đẹp giản dị, chân chất cùng những thiếu thốn, khó khăn của người lính

      + “Tây Tiến”: tác giả sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập, bên cạnh việ miêu tả khung cảnh thiên nhiên dữ dội, hiểm trở ông còn miêu tả thiên nhiên với vẻ đẹp thơ mộng trữ tình; hình ảnh người lính cũng được tác giả chú ý làm bất nổi vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lãng mạn.

Câu 2 (trang 90, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Chân dung người lính Tây Tiến:

   - Ngoại hình: “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá”, “mắt trừng gửi mộng”. Hình ảnh người lính Tây tiến được miêu tả chân thực, vừa thể hiện hiện thực khốc liệt, gian khổ của cuộc chiến tranh vừa thể hiện niềm tự hào về dáng vẻ kì dị nhưng gân guốc, độc đáo của người lính

   - Tâm hồn:

      + Hào hoa, lãng mạn – nét đặc trưng của những chàng trai Hà thành: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

      + Ý chí: sẵn sàng hiến dâng cả sựu sống, tuổi trẻ cho tổ quốc “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

→ Lí tưởng xả thân vì đất nước của thế hệ trẻ sau cách mạng tháng Tám

   - Sự hi sinh:

      + Hình ảnh thơ: “biên cương”, “mồ viễn xứ”, “áo bào”, “về đất”. “khúc độc hành”

      + Nghệ thuật: sử dụng từ Hán Việt, nghệ thuật nói giảm nói tránh

→ Người lính xem cái chết, sự hi sinh rất nhẹ nhàng, thanh thản, với họ cái chết ko phải là sự ra đi mk là sự trở về với đất mẹ yêu thương

→ Vẻ đẹp bi tráng của những người lính

Nội dung chính của văn bản:

   - Giá trị nội dung:

Với cảm hứng lãng mạn và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng.

   - Giá trị nghệ thuật:

      + Cảm hứng và bút pháp lãng mạn

      + Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt..

      + Kết hợp chất nhạc và chất họa


Soạn bài: Tây tiến siêu ngắn - Bản 3

Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Bố cục của bài thơ

- Khổ 1: Những chặng đường hành quân gian khổ của binh đoàn Tây Tiến giữa khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội.

- Khổ 2: Kỉ niệm về tình quân dân và bức tranh thiên nhiên trữ tình, thơ mộng.

- Khổ 3: Chân dung người lính Tây Tiến.

- Khổ 4: Lời thề gắn bó với binh đoàn Tây Tiến.

Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Phân tích khổ 1 

- Thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, dữ dội:

+ Địa hình hiểm trở, hùng vĩ, dữ dội, đầy thử thách: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thăm/Heo hút cồn mây súng ngửi trời/Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.

+ Thiên nhiên hoang sơ, nhiều nguy hiểm: oai linh thác gầm thét, cọp trêu người.

+ Thiên nhiên thơ mộng: hoa về trong đêm hơi, nhà ai mưa xa khơi.

- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến gắn với những chặng đường hành quân đáng nhớ:

+ Những cuộc hành quân gian lao, đầy thử thách: đoàn quân mỏi, Anh bạn dãi dầu không bước nữa/Gục lên súng mũ bỏ quên đời, cọp trêu người.

+ Trên những chặng đường ấy, người lính vẫn trẻ trung yêu đời, cứng cỏi: khi thì hóm hỉnh thấy súng ngửi trời, khi thì đầy cảm xúc thấy hoa về trong đêm hơi,…

+ Chặng đường hành quân ấm áp tình quân dân: Nhớ ôi Tây Tiến… thơm nếp xôi.

Câu 3 (trang 90 SGK Ngữ văn 12, tập 1) 

Thiên nhiên và người lính trong khổ 2

- Thiên nhiên miền Tây lãng mạn, trữ tình:

+ Bức tranh chiều sương Châu Mộc gợi cảm với không gian mịt mờ sương (chiều sương ấy), với hình ảnh đơn sơ mà thơ mộng (hồn lau nẻo bến bờ);

+ Thiên nhiên hài hòa với con người (vẻ đẹp của dáng người trên thuyền mềm mại, uyển chuyển như bóng hoa trên mặt nước Có nhớ dáng người…/…hoa đong đưa.

- Người lính Tây Tiến trẻ trung, thích thú:

+ Say mê trước vẻ đẹp và niềm vui của mảnh đất miền Tây.

+ Người lính Tây Tiến phần đông là thanh niên trí thức ở Hà Nội, họ phấn chấn (bừng lên), ngạc nhiên thú vị (kìa), thích thú với vẻ đẹp nơi xứ lạ.

Câu 4 (trang 90 SGK Ngữ văn 12, tập 1) 

Hình tượng người lính Tây Tiến lãng mạn và bi tráng trong khổ 3:

- Ngoại hình:

+ Có phần tiều tụy (không mọc tóc, quân xanh màu lá) vì đời sống chiến đấu gian khổ

+ Không gợi sự yếu ớt mà vẫn toát lên nét kiêu hùng, dũng mãnh (dữ oai hùm, mắt trừng gửi mộng).

- Tâm hồn hào hoa, phong nhã, nhiều xúc cảm: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

- Cái chết bi tráng, cao cả, hào hùng:

+ Hi sinh nằm lại nơi đất khách quê người (mồ viễn xứ).

+ Xả thân vì nước (chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh).

+ Cái chết bi tráng (Áo bào thay chiếu anh về đất) để lại sự tiếc thương cho Tổ quốc (Sông Mã gầm lên khúc độc hành).

Câu 5 (trang 90 SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Nỗi nhớ Tây Tiến thể hiện trong khổ 4:

- Tinh thần chiến đấu sục sôi, quyết liệt: Tây Tiến người đi… chia phôi.

- Nhà thơ viết Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi bày tỏ tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, lời thề của cảm tử quân Hà Nội, nguyện mãi mãi gắn bó với Tây Tiến, với miền Tây của đất nước.


Luyện tập

Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

- Bút pháp Quang Dũng sử dụng trong bài thơ là bút pháp lãng mạn.

- So sánh với bài thơ “Đồng chí” để làm rõ bút pháp đó:

+ “Đồng chí”: tác giả Chính Hữu sử dụng bút pháp tả thực, với những hình ảnh chân thực, gần gũi để từ đó làm toát lên vẻ đẹp giản dị, chân chất cùng những thiếu thốn, khó khăn của người lính

+ “Tây Tiến”: tác giả sử dụng thủ pháp tương phản, đối lập, bên cạnh việc miêu tả khung cảnh thiên nhiên dữ dội, hiểm trở ông còn miêu tả thiên nhiên với vẻ đẹp thơ mộng trữ tình; hình ảnh người lính cũng được tác giả chú ý làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lãng mạn.

Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Chân dung người lình Tây Tiến:

* Vẻ đẹp lãng mạn của người lính Tây Tiến:

- Những người lính Tây Tiến hiện ra đầy oai phong và dữ dội khác thường. Quang Dũng đã thấy họ ốm mà không yếu, đã nhìn thấy bên trong cái hình hài tiều tụy của họ chứa đựng một sức mạnh phi thường.

* Chất bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến :

- Cái chết, sự hi sinh của những người lính Tây Tiến được nhà thơ miêu tả thật trang trọng.

- Hình ảnh những người lính Tây Tiến trong đoạn thơ này thấm đẫm tính chất bi tráng, chói ngời vẻ đẹp lí tưởng, mang dáng vẻ của những anh hùng kiểu chinh phu thuở xưa một đi không trở lại.

- Tây Tiến là sự kết tinh những sắc thái vừa độc đáo vừa đa dạng của ngòi bút Quang Dũng. Nhà thơ đã sáng tạo được hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến, miêu tả được vẻ đẹp tinh thần của những con người tiêu biểu cho một thời kì lịch sử một đi không trở lại.

- Qua bài thơ Tây Tiến nổi tiếng của mình, Quang Dũng đã góp vào viện bảo tàng hình ảnh những người lính đó bức chân dung người lính Tây Tiến rất độc đáo của mình.

Nội dung chính

- Bài thơ đã khắc họa nên bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa tráng lệ và thơ mộng.

- Bài thơ xây dựng thành công hình tượng bi tráng về người lính Tây Tiến với vả đẹp hào hùng, hào hoa.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác