logo

Soạn bài: Sống chết mặc bay (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Sống chết mặc bay chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.

Tóm tắt:

Khúc đê tại làng X có nguy cơ bị vỡ lúc gần 1 giờ đêm. Dưới cơn mưa tầm tã, người dân ra sức chống đỡ để cứu con đê. Song, sức người dường như không địch nổi với sức nước, sức trời, nước ngày một dâng cao khiến con đê yếu dần. Trong khi đó, trên ngôi đình vững chãi, tên quan tri phủ mặc nhiên đánh tổ tôm cùng quần thần, phó mặc người dân chịu trận. Cuối cùng, lúc đê vỡ cũng là khi quan ù được ván bài to.


Soạn bài Sống chết mặc bay Đọc - Hiểu


Câu 1 (trang 81 sgk Văn 7 Tập 2):

Bố cục của bài:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “khúc đê này hỏng mất”: Nhân dân chống đỡ trước nguy cơ đê vỡ.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “Điếu mày”: Cảnh quan lại đánh tổ tôm trong đình

+ Đoạn 3: Đoạn còn lại: Dân chúng lầm than khi đê vỡ cũng là lúc quan ù ván bài lớn.


Câu 2 (trang 81 sgk Văn 7 Tập 2):

a. Sự đối lập, tương phản trong truyện là:

Cảnh đê vỡ

 Cảnh vững chãi trong đình

 Mưa tầm tã trút xuống con đê, nước sông dâng lên đe doạ đê, thế đê không cự được với thế nước

Nhân dân chân lấm tay bùn, trăm nghìn người ra sức chống đỡ thế nước trong lo sự, sức hèn yếu không đọ lại được sức tàn phá của dòng nước => nhân dân cực khổ

Đình cao ráo, vững chãi, nước dâng cao đến mấy cũng không việc gì

 

Quan cùng kẻ hầu, người hạ đánh tổ tôm, chẳng màng đến sống chết của nhân dân

=> quan trên sung sướng, vui thú hưởng xa hoa

b. Phân tích.

Cảnh đê vỡ

Cảnh trong đình

 Đê nguy cơ vỡ:

 + Trước cơn mưa tầm tã của thiên nhiên

+ Nước sông cuồn cuộn dâng lên

+ Nhân dân trăm nghìn người khốn khổ chống lại sức nước trong thế yếu

+ Tiếng trống vang liên hồi, họ xao xác, nhốn nháo gọi nhau

+ Ra sức chống đỡ trong vô vọng

=> Cảnh tượng thật bi thảm

Đê vỡ:

+ Tiếng kêu ầm ỹ, tiếng ào ào của dòng nước

+ Tiếng kêu vang tứ phía của trâu, bò, lợn, gà

+ Nước tràn lênh láng, nhà cửa bị cuốn trôi, lúa màng bị phá huỷ

+ Kẻ chết không nơi chôn, người sống không chốn ở

=>Tình cảnh sầu bi

Trong lúc đê có nguy cơ vỡ:

+ Đình vững chãi, cao ráa

+ Quan điềm nhiên, nhàn nhã chơi bài, mặc dân chống đỡ

+ Không khí tĩnh mịch, nghiêm trang, kẻ hầu người hạ trong cuộc vui đánh tổ tôm

+ Nước sông dù nguy vẫn không bằng ván bài cao thấp

=>Cảnh tượng thật xa hoa trong thú vui của quan lớn

 

Khi nghe tin đê vỡ:

+ Hắn vui trong ván bài vừa ù được-> niềm vui phi nhân tính

+ Đỏ mặt, tía tai, đe doạ: "Đê vỡ rồi… Có biết không?"

 

=> Tên quan vô trách nhiệm, không màn đến đời sống của nhân dân. Thích hưởng thụ=> phê phán.

 

=>Sự đối lập giữa đời sống cực khổ, khó khăn của nhân dân với sự sung sướng , nhàn nhã của giai cấp, tầng lớp trên.


Câu 3 (trang 82 sgk Văn 7 Tập 2):

a. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của nước sông dâng, của nguy cơ đê vỡ được thể hiện:

+ Trời mưa tầm tã-> trời mưa tầm tã trút xuống-> khúc đê núng thế-> hai ba đoạn thẩm lậu -> nước sông cuồn cuộn bốc lên -> thế đê không sao cự được-> khúc đê này hỏng mất -> đê vỡ rồi.

Sự tâng cấp trong việc miêu tả cảnh nhân dân cự đê:

+ Trăm nghìn dân ra sức giữ đê, bì bõm dưới bùn lầy,, người ướt như chuột lột-> tiếng người xao xác gọi nhau, ai cũng mệt lử-> Sức người không đọ lại với sức nước-> nhân dân chân lấm , tay bùn, trăm lo nghìn sợ, lấy thân hèn yếu đấu với sức mưa-> tiếng người keu rầm rĩ, kẻ sống, người chết không chốn dung thân-> thảm hại

+ Âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi-> tiếng chó, gà , trâu, bò kêu vang tứ phía

b.Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê cờ bạc của tên quan phụ mẫu:

Đam mê trong ván tổ tôm, chẳng màng nguy cơ đê vỡ-> hù doạ, quát nạt -> sung sướng đến tàn nhẫn trong khi ù ván bài

c. Tác dụng của biện pháp tương phản và tăng cấp:

+ Thể hiện rõ sự khốn khổ của nhân dân trong cảnh lầm than, thiên tai đe đoạ đời sống con người.

+ Vach trần bản chất tàn nhẫn, thiếu lương tâm, vô trách nhiệm của những người mang danh lãnh đạo, vì nhân dân.

+ Cho thấy sự đối lập giữa cuộc sống khốn khổ của nhân dân và cuộc sống của những tên quan tàn nhẫn, vô lương tâm.


Câu 4 (trang 82 sgk Văn 7 Tập 2):

a. Giá trị nội dung:

- Giá trị hiện thực: Là lát cắt chân thực của xã hội lúc bấy giờ với những khốn khó, cơ cực mà nhân dân từng ngày đối mặt. Vạch trần thói hư tật xấu của bộ phận quan lại vô trách nhiệm, thích hưởng thụ trong xã hội.

- Giá trị nhân đạo:

+ Tố cáo bản chất đê tiện của những kẻ cầm quyền trong xã hội cũ

+ Bày tỏ niềm xót thương của tác giả trước sự khốn cùng, vất vả của nhân dân

b. Giá trị nghệ thuật:

+ Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự

+ Ngôn ngữ đối thoại thể hiện tính cách nhân vật

+ Phối kết hợp nghệ thuật tăng cấp và tương phản hài hoà, nhuần nhuyễn

+ Ngôn ngữ giàu sức gợi, giàu hình ảnh


Soạn bài Sống chết mặc bay Luyện tập


Câu 1 (trang 83 sgk Văn 7 Tập 2):

Hình thức ngôn ngữ

Không

Ngôn ngữ tự sự

+

-

Ngôn ngữ miêu tả

+

-

Ngôn ngữ biểu cảm

+

-

Ngôn ngữ người dẫn chuyện

+

-

Ngôn ngữ nhân vật

+

-

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

-

-

Ngôn ngữ đối thoại

+

-


Câu 2 (trang 83 sgk Văn 7 Tập 2):

Nhân vật quan phủ là một tên cầm quyền tàn nhẫn, vô lương tâm, thiếu trách nhiệm, hách dịch, chỉ biết đến ham mê của bản thân mà chẳng màng đến nhân dân. Kẻ ấy không xứng đáng làm người bảo vệ nhân dân, cần lên án và phê phán.

Ngôn ngữ của viên quan thể hiện qua lời nói: hách dịch, thích quát tháo, cộc lộc, đe doạ người dưới, rành rỏi những ngôn ngữ trong thú vui tổ tôm

Tính cách và ngôn ngữ nhân vật có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thông qua ngôn ngữ, lời nói , tính cách nhân vật  được bộc lộ rõ. Tính cách nhân vật chi phối lời nói nhân vật.

***Bài học rút ra:

+ Cảm thông trước số phận khốn khổ của nhân dân trong xã hội cũ

+ Bảo vệ môi trường để hạn chế thấp nhất những hậu quả mà thiên tai gây ra

+ Đúc rút kinh nghiệm làm bài văn tự sự có sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản, tăng cấp

+ Đúc rút kinh nghiệm làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

Soạn bài: Sống chết mặc bay (chi tiết) | Soạn văn 7


Các bài viết liên quan bài Sống chết mặc bay:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác