logo

Soạn bài: So sánh (siêu ngắn)


Soạn bài: So sánh


I. SO SÁNH LÀ GÌ

Câu 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Các câu so sánh trong 2 ý:

a) Trẻ em như búp trên cành.

b) Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành dài vô tận.

Câu 2 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Chúng ta có thể so sánh hai sự vật trên như vậy bởi giữa chúng có nét tương đồng.

- So sánh có 2 tác dụng. Tác dụng chung là tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật , sự việc. Tác dụng riêng là nhấn mạnh ý mà người nói, người viết muốn truyền đạt.

Câu 3 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.

-  Nếu 2 so sánh của câu trên là để bộc lộ cảm xúc, nhấn mạnh về điều gì.Thì so sánh giữa con mèo - con hổ chỉ đơn thuần so sánh về kích thước. (tính chất khác nhau : mèo hiền - hổ dữ)

-  Nói các khác so sánh trên chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của sự vật, cụ thể là con mèo.


 II. CẤU TẠO CỦA PHÉP SO SÁNH.

Câu 1 (trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Vế A ( sự vật được so sánh)

Phương tiện so sánh

Từ so sánh

Vế B ( sự vật dùng để so sánh)

Trẻ em

 

như

Búp trên cành

Rừng đước

Dựng lên cao ngất

Như

Hai trường thành dài vô tận

  Con mèo

 

To hơn

  Con hổ

-  Trong các phép so sánh có thể có đầy đủ các thành phần trên, cũng có thể thiếu đi 1 vài thành phần (phương tiện so sánh, từ so sánh)

-  Trong phép so sánh thì thành phần quan trọng nhất là Vế A và Vế B

-  Từ so sánh có thể so sánh có thể thay thế bằng dấu ( : ).

Câu 2 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

-  Một số từ so sánh khác: là, như là, giống như, tựa như là, bao nhiêu... bấy nhiêu,không bằng...

Câu 3 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

-  Nét đặc biệt của biện pháp so sánh trong hai câu dưới là:

a) Dấu ( : ) được dùng như từ so sánh.

b) Đảo vị trí giữa hai vế A (sự vật được so sánh) và vế B (sự vật dùng để so sánh).


III. LUYỆN TẬP.

Câu 1 (trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

a) So sánh đồng loại:

-  Người với người:

+ Dượng Hương Thư...giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 

+ Cô giáo như mẹ hiền.

-  Vật với vật :

+ Phong cảnh đó khác gì một bức tranh sơn thủy

+ Trường học là ngôi nhà thứ hai của em.

b) So sánh khác loại

- Người với vật:

+ Thân em như tấm lụa đào

-  Cụ thể với trừu tượng:

+ Bác như người cha già của dân tộc

+ Công cha như núi Thái Sơn.

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

-  Khỏe như trâu / hùm

-  Đen như than / mực / gỗ mun

-  Trắng như ngà / ngọc / tuyết

-  Cao như sào / gậy / núi Thái Sơn.

Câu 3 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

  1. Dế Mèn phiêu lưu kí.

-  Cái Dế Choắt.... gã thuốc phiện.

-  Mỏ Cốc như dùi sắt.

-  Những ngọn cỏ gãy như có nhát dao lia qua .

     2. Sông nước Cà Mau.

-  Càng đổ dần về hướng mũi.... như mạng nhện.

-  Dòng sông Năm Căn mênh mông... như thác.

-  Những đống gỗ cạo như núi chất đồ

-  Những  ngôi nhà bè ánh đèn măng sông... như những khu phố nổi....

Câu 4 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

     Học sinh tự làm .

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác