logo

Bài Sang thu SGK 7 trang 15, 16 - Văn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn Soạn bài Sang thu SGK 7 trang 15, 16 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 7 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất. 


Chuẩn bị đọc bài Sang thu

Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về thiên nhiên thời khắc giao mùa.

Lời giải 

Thiên nhiên vào thời khắc giao mùa, em cảm nhận thường không biến đổi một cách đột ngột. Thiên nhiên vào thời khắc này, sẽ có những dấu hiệu khe khẽ để mọi người nhận ra. Cụ thể, từ mùa xuân sang mùa hạ, những lộc xuân đâm chồi nảy lộc bắt đầu bung những đóa hoa khoe sắc. Từ mùa hạ sang mùa thu, dần nhượng chỗ cho thời tiết se lạnh vào ban đêm thay vì những ngày nóng oi ả. Từ mùa thu sang mùa đông, tiết trời lạnh buốt. Và từ mùa đông quay về với mùa xuân, mưa bay lất phất. Thời tiết ở độ này, người ta thường ví như “con gái độ mới lớn”.


Trải nghiệm cùng bài Sang thu

Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) 

Em hình dung thế nào về hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/vắt nửa mình sang thu”?

Lời giải 

Hình ảnh “Có đám mây mùa hạ/Vắt nữa mình sang thu” là hình ảnh gợi tả đám mây. Ở đây, động từ “vắt” chỉ trạng thái lơ lửng, nửa muốn níu giữ mùa hạ, nửa muốn đẩy mình chào thu. Những thay đổi về không gian cũng chính là sự thay đổi về thời gian. Khoảnh khắc giao mùa sắp đến gần! Đám mây kia, không nỡ rời mùa hạ song lại muốn đến mùa thu. Có lẽ, đám mây là nhịp cầu kết nối giữa hai mùa.

Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ Văn 7 tập 1) 

Điểm chung của các từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là gì?

Lời giải 

Điểm chung của các từ ngữ như chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình, vơi dần là diễn tả sự lưỡng lự của không gian. Sự vật còn vương vấn mùa hạ, đến nỗi, nó chần chừ, kéo dài thời gian; nó chậm chạp; nó lơ lửng giữa hai mùa; rồi dần vơi đi.

- Chùng chình: là động từ diễn tả sự cố ý nấn ná, làm chậm chạp để kéo dài thời gian

- Dềnh dàng: là tính từ diễn tả sự chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc không cần thiết

- Vắt nửa mình: là trạng thái chỉ sự lơ lửng trên không trung.

- Vơi dần: là từ chỉ tính chất sự vật đang dần vơi đi, nhưng không nhanh chóng mà từ từ, chậm rãi.

Soạn bài Sang thu SGK 7 trang 15, 16 - Văn Chân trời sáng tạo

Suy ngẫm và phản hồi bài Sang thu

Câu 1 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)  

Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó?

Lời giải 

- Bài thơ tả cảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa giữa mùa hạ sang màu thu.

- Dựa vào những từ ngữ trong văn bản:

Sương chùng chình qua ngõ – Hình như thu đã về.

Sông dềnh dàng – chim vội vã.

Đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu.

Vẫn còn bao nhiêu nắng – Đã vơi dần cơn mưa.

- Ngoài ra, dựa vào tựa đề bài viết “Sang thu” để nhận biết.

Câu 2 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ. Qua cách miêu tả đó em cảm nhận như thế nào về tâm hồn của nhà thơ

Lời giải 

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả những chuyển động của thiên nhiên trong bài thơ: hương ổi phả vào trong gió se, sương chùng chình, chim vội vã, đám mây mùa hạ vắt nửa mình, vơi dần cơn mưa, sấm hơi bất ngờ.

Qua cách miêu tả đó, em cảm nhận được sự tinh tế, nhạy cảm trong tâm hồn nhà thơ. Hẳn, Hữu Thịnh phải là một người yêu thiên nhiên nên mới có thể cảm nhận được sự thay đổi đến từng chi tiết của thiên nhiên bởi sự kết hợp qua nhiều giác quan.

Câu 3 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Cách ngắt nhịp và gieo vần trong bài Sang Thu có tác dụng như thế nào với việc thể hiện nội dung văn bản?

Lời giải 

- Ngắt nhịp: 3/2, 2/3

- Gieo vần: chủ yếu là vần chân (se-về, vã-hạ) trong mỗi khổ 

Tác dụng: tạo nhịp điệu cho bài thơ trở nên hay hơn, cuốn hút hơn. Ngoài ra, tạo ra sự liền mạch, ý thơ uyển chuyển, tự nhiên.

Câu 4 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Theo em chủ đề của bài thơ Sang Thu là gì? Qua bài thơ này tác giả muốn gửi thông điệp gì đến cho người đọc?

Lời giải

- Chủ đề: miêu tả sự chuyển mình từ cuối hạ sang đầu thu.

- Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến thông điệp phải biết lắng nghe, trân trọng thiên nhiên. Mỗi sự vật, theo thời gian, đều mang một ý nghĩa. Sự chuyển mình của thiên nhiên, cũng chính là bước đi thời gian về con người.

Câu 5 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Nếu nhan đề Sang thu được đổi thành Thu hay Mùa thu thì có phù hợp với nội dung của bài thơ hay không? Vì sao?

Lời giải 

- Nếu nhanh đề Sang thu được đổi Thành thu hay Mùa thu thì không còn phù hợp với nội dung của bài thơ. Bởi lẽ, sang thu thể hiện được chuyển mình một cách tinh tế thời khắc chuyển giao. Còn Thành thu, tựa đề không quá nổi bật và không thể hiện được đúng nội dung bài viết. Nếu sửa thành nhan đề Mùa thu không vậy, không truyền tải được đầy đủ thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. Mà nó như là bài thơ để tả về mùa thu đúng nghĩa.

Câu 6 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Đọc bài thơ Sang thu em học được gì từ cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên của tác giả?

Lời giải 

Đọc bài thơ Sang thu, em học được cách quan sát tỉ mỉ, cảm nhận thiên nhiên bằng hết thảy giác quan có thể của tác giả. Hữu Thỉnh để ý từng chi tiết nhỏ nhặt nhất, tưởng chừng như không là gì, thế nhưng, nó lại làm rõ được sự chuyển mình giữa mùa hạ sang mùa thu. Và nhà thơ, không chỉ cảm nhận bằng ánh mắt, mà ông, còn cảm nhận mùa thu bằng thính giác, xúc giác và khứu giác. Sự cảm nhận bao quát làm chúng ta thấy được sự thay đổi rõ ràng của tiết trời. Đây là một nhà thơ tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên. Theo lẽ thường, chúng ta thường ít để ý đến sự thay đổi này, bởi nó quá nhỏ bé. Song, dưới nhãn quan của người say mê thiên nhiên, yêu thiên nhiên da diết, thì mỗi một sự biến chuyển đó, dù là nhỏ nhất, cũng gợi lên nhiều cảm xúc.

Câu 7 (trang 16 SGK Ngữ Văn 7 tập 1)   

Chọn một từ ngữ trong bài thơ mà em cho là hay nhất. Viết ít nhất một câu để giải thích cho sự lựa chọn của em.

Lời giải 

Một từ ngữ trong bài thơ mà em cho hay nhất, chính là từ “hình như”. Ở dòng cuối của khổ một, “hình như” mang hàm nghĩa chỉ sự không chắc chắn. Soi chiếu vào bài viết, ngay từ mở đầu, nhà thơ cảm nhận được thu đang về. Tuy nhiên, ông cũng không chắc chắn rằng, đấy có phải là thời khắc chuyển giao hay là sự nhạy cảm quá mức. Sau dần, đọc các khổ thơ tiếp theo, chính tác giả và người đọc phải thốt lên “Ồ, thì ra, mùa thu sắp đến”. Như vậy, “hình như” ở khổ đầu lại là sự khẳng định chắc nịch ở hai khổ sau, mùa thu đã đến gần. 

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Sang thu SGK 7 trang 15, 16 trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 07/07/2022 - Cập nhật : 21/09/2022