logo

Soạn Bài Ra-ma buộc tội SGK 10 trang 27, 28, 30 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Ra-ma buộc tội SGK 10 trang 27, 28, 30 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.


Chuẩn bị Soạn bài Ra-ma buộc tội

Câu 1 (trang 27, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình dung bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau

Lời giải 

Bối cảnh: trong không khí nặng nề, trang nghiêm như một phiên tòa xét xử. Ra – ma là hoàng tử trưởng, chịu lưu đày 14 năm cùng người vợ Xi-ta. Khi Xi-ta bị quỷ Ra-va-na bắt cóc, Ra-ma đã giải cứu nàng, tuy nhiên, sau đó, Ra-ma nghi ngờ đức hạnh Xi-ta và tuyên bố từ bỏ nàng.

Câu 2 (trang 27, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Lời nói và tình cảm của Ra-ma có gì mâu thuẫn?

Lời giải 

Mâu thuẫn: Ra-ma buộc tội Xi-ta trước mặt mọi người dưới tư cách là người đứng đầu. Khuôn mặt bông sen với những cuộn tóc lượn sóng, Xi-ta đứng trước mặt Ra-ma với tư cách “bị cáo” khiến Ra-ma nhói lòng, buông lời lạnh nhạt.

Câu 3 (trang 28, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tâm trạng của Xi-ta như thế nào?

Lời giải 

Tâm trạng: đau đớn đến nghẹt thở, như một cây dây leo bị vòi voi quật nát. Xi-ta xấu hổ số kiếp mình, muốn chôn vùi cả hình hài thân xác. Lời Ra-ma xuyên vào trái tim như một mũi tên, cô nghẹn ngào, nức nở. Cô không ngờ người chồng của mình lại có thể dùng những lời lẽ tàn nhẫn như vậy để nói về mình trước mặt mọi người.

Câu 4 (trang 30, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Thái độ của Xi-ta khi bước lên giàn lửa có gì đặc biệt?

Lời giải 

Thái độ có sự đặc biệt: Xi-ta thưa với thần Lửa, thái độ bình thản. Cô dũng cảm bước lên trước sự chứng kiến đến đau lòng của nhiều người. Cô muốn chứng minh sự trong sạch của mình trước thiên nhiên và con người.

Soạn bài Ra-ma buộc tội SGK 10 trang 27, 28, 30 - Văn Cánh diều

Đọc hiểu bài Ra-ma buộc tội


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 30, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện gì? Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy như thế nào?

Lời giải 

Sự kiện: Ra-ma là hoàng tử trưởng, chịu lưu đày 14 năm cùng người vợ Xi-ta. Trở về sau chuyến lưu đày, Xi-ta bị quỷ bắt cóc. Ra-ma đã tìm mọi cách để giải cứu nàng. Giải cứu được Xi-ta, Ra-ma bỗng nghi ngờ về đức hạnh của nàng, về trinh tiết nên tuyên bố từ bỏ. Mặc dù đã thuyết phục, giải thích cho Ra-ma nhưng chàng không công nhận. Để chứng minh cho sự trong sạch của mình, Xi-ta bước lên giàn hỏa thiêu cầu nguyện và xin chứng giám.

Bối cảnh: như một phiên tòa xét xử, rất nhiều người xuất hiện để chứng kiến.

Câu 2 (trang 30, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội như thế nào?

Lời giải 

Thể hiện:

- Ra-ma như một quan tòa chuẩn bị kết án, còn Xi-ta là bị cáo chờ xét xử.

- Mặc dù đau lòng với người vợ, nhưng Ra-ma sợ tai tiếng, không thể hiện tình cảm, dùng lời lẽ lạnh nhạt, tàn nhẫn để buộc tội nàng.

- Trong tình cảm, họ là vợ chồng với nhau, nhưng bây giờ, mối quan hệ của họ như quan – dân.

- Lời nói xa cách.

- Đặt Ra-ma trong hoàn cảnh buộc phải lựa chọn một bên là hạnh phúc cá nhân và một bên là trách nhiệm của người đứng đầu về bảo vệ đạo đức xã hội.

- Cuối cùng, Ra-ma đã chọn cộng đồng thay vì hạnh phúc cá nhân.

Câu 3 (trang 30, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Qua hai nhân vật Ra-ma và Xi-ta, em hiểu thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại đối với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó có còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?

Lời giải 

Quan điểm của người Ấn Độ cổ đại:

- Người phụ nữ hiện lên với vẻ ngoài xinh đẹp, mang những phẩm cách lí tưởng. Họ xây dựng người phụ nữ hội tụ đầy đủ phẩm chất cao quý, là hình mẫu về tình thương, chung thủy, đức hạnh, nhẫn nhịn, cam chịu…

- Người anh hùng lí tưởng hiện lên với sức mạnh hơn người, đại diện cho tinh thần của cộng đồng. Họ là người hoàn hảo, đạt đủ chuẩn mực mà quan niệm người Ấn cổ đại đưa ra.

Quan điểm đó không còn phù hợp. Bởi lẽ, con người không có ai là hoàn hảo cả. Mỗi chúng ta có một lối sống, suy nghĩ riêng. Sự tiêu chuẩn đối với một người chỉ ở mức độ tương đối.

- Theo em, quan niệm đó không còn phù hợp với ngày nay. Tại vì, ngày nay người ta không còn đặt nặng về cá chuẩn mực ấy nữa.  Họ có những tiêu chuẩn riêng nhưng ở mức độ vừa phải và không yêu cầu quá cao về ngoại hình mà chú trọng đến hành động của họ.

Câu 4 (trang 30, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại?

Lời giải

Sự khác nhau:

- Đối với nhân vật anh hùng trong sử thi: ngoại hình đẹp, sức mạnh phi thường, đại diện cho cộng đồng, có trí tuệ và phẩm chất cao quý. Họ sẵn sàng dùng thân mình để bảo vệ cái tốt, chiến đấu với cái ác. Họ là kiểu nhân vật anh hùng trong chiến đấu.

- Đối với nhân vật anh hùng trong thần thoại: có tài năng, giỏi giang, lập được nhiều chiến công.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Ra-ma buộc tội SGK 10 trang 27, 28, 30 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 12/08/2023