logo

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Phong cách ngôn ngữ hành chính siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 12 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.


Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính siêu ngắn - Bản 1


Kiến thức cần nhớ

- Ngôn ngữ hành chính là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan nhà nước hay các tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế,…, hoặc giữa các cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lí.

- Phong cách ngôn ngữ hành chính có ba đặc trưng cơ bản: tính khuôn mẫu, tính minh xác và tính công vụ.


Luyện tập

Câu 1 (trang 172 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Các loại văn bản hành chính thường gặp: biên bản họp lớp, đơn xin nghỉ học, đơn xin miễn giảm, giấy chứng nhận, sơ yếu lí lịch, bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, học bạ, quyết định khen thưởng, đơn xin làm thẻ thư viện…

Câu 2 (trang 172 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Những đặc điểm tiêu biểu về trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (SGK, tr.172).

- Trình bày, kết cấu: văn bản được trình bày theo khuôn mẫu nhất định:

   + Phần đầu: Tiêu mục của văn bản

   + Phần chính: Nội dung văn bản

   + Phần cuối: Các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ kí...)

- Về từ ngữ: Sử dụng những từ ngữ toàn diện, với ý nghĩa trung hòa về sắc thái biểu cảm.

- Về câu văn: theo kết cấu của văn hành chính (căn cứ.... Quyết định: Điều 1, 2, 3...). Mỗi ý quan trọng được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng...

Câu 3 (trang 172 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Khi ghi biên bản cần chú trọng những nội dung sau:


Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính siêu ngắn - Bản 2


Luyện tập

Câu 1 (trang 172 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Các loại văn bản hành chính thường gặp: biên bản họp lớp, đơn xin nghỉ học, đơn xin miễn giảm, giấy chứng nhận, sơ yếu lí lịch, bằng tốt nghiệp, giấy khai sinh, học bạ, quyết định khen thưởng, đơn xin làm thẻ thư viện…

Câu 2 (trang 172 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Những đặc điểm tiêu biểu về trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính (SGK, tr.172).

- Trình bày, kết cấu: văn bản được trình bày theo khuôn mẫu nhất định:

    + Phần đầu: Tiêu mục của văn bản

    + Phần chính: Nội dung văn bản

    + Phần cuối: Các thủ tục cần thiết (thời gian, địa điểm, chữ kí...)

- Về từ ngữ: Sử dụng những từ ngữ toàn diện, với ý nghĩa trung hòa về sắc thái biểu cảm.

- Về câu văn: theo kết cấu của văn hành chính (căn cứ.... Quyết định: Điều 1, 2, 3...). Mỗi ý quan trọng được tách ra và xuống dòng, viết hoa đầu dòng...

Câu 3 (trang 172 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Khi ghi biên bản cần chú trọng những nội dung sau:

Trường … Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Lớp … Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……………….

BIÊN BẢN HỌP LỚP

Thời gian: …………………………..

Địa điểm:……………………………

Thành phần:……Có mặt…vắng … (có lí do…)

Đại biểu tham dự: ………………….

Chủ tọa: …………….........................

Thư kí: …………………………….

Nội dung chính: …………………..

Diễn biến cuộc họp: (Ghi rõ tên người báo cáo, nội dung báo cáo, tên người phát biểu, nội dung phát biểu, ý kiến kết luận cuộc họp)

………………………………………

………………………………………

Cuộc họp kết thúc vào lúc …giờ, ngày…., tháng…năm…

Chủ tọa                                                                          Thư kí


Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ hành chính siêu ngắn - Bản 3

Câu 1 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Một số văn bản hành chính thường có trong công việc học tập tại nhà trường:

- Biên bản họp lớp; Biên bản kỉ luật học sinh; Biên bản bàn giao cơ sở vật chất.

- Báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo hoạt động của chi đoàn,…

- Bản tường trình, đơn xin nghỉ học, đơn xin miễn giảm học phí, đơn xin chuyển lớp, đơn xin tham gia câu lạc bộ, đơn xin gia nhập Đoàn TNCS HCM

- Giấy khai sinh, học bạ, sổ liên lạc, giấy chứng nhận,…

Câu 2 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Đặc điểm tiêu biểu về cách trình bày văn bản, về từ ngữ, kiểu câu của văn bản hành chính cho trong SGK/172:

- Cách trình bày văn bản: gồm 3 phần rõ ràng.

+ Phần đầu: quốc hiệu và tiêu ngữ, tên cơ quan ban hành văn bản (Bộ GD&ĐT), số hiệu văn bản (03/2002/QĐ-BGD&ĐT), địa diểm (Hà Nội) và thời gian (24/1/2002) ban hành văn bản.

+ Phần chính: tên văn bản, căn cứ ban hành văn bản, nội dung chính của văn bản (Quyết định ban hành Chương trình Trung học cơ sở; thời gian có hiệu lực; các bên chịu trách nhiệm thực hiện quyết định).

+ Phần cuối: người kí văn bản (thứ trưởng); Nơi nhận quyết định.

- Về từ ngữ: lớp từ ngữ hành chính dùng với tần số cao (căn cứ, quyết định, chỉ thị, chính phủ, quyền hạn và trách nhiệm, quản lí nhà nước, chịu trách nhiệm thi hành, có hiệu lực từ ngày, tên các cơ quan và chức vụ liên quan…).

- Về kiểu câu: mỗi ý quan trọng được tách ra và xuống dòng viết thành đoạn riêng (các điều trong căn cứ và trong quyết định).

Câu 3 (trang 172 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Biên bản một cuộc họp theo phong cách ngôn ngữ hành chính:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

******** 

BIÊN BẢN HỌP LỚP ….

Thời gian: ...h…ngày … tháng … năm….

Địa điểm: ………………………………..

Thành phần cuộc họp:

            Chủ trì:………………………

            Thư kí:………………………

            ……………………………….

Nội dung cuộc họp:

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

Cuộc họp kết thúc hồi …h…, ngày….tháng….năm…..

Thư kí cuộc họp                                                                     Chủ tọa

(Kí rõ họ và tên)                                                                (Kí rõ họ và tên)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác