logo

Soạn bài: Phát biểu tự do (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Phát biểu tự do siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 12 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất.


Soạn bài: Phát biểu tự do siêu ngắn - Bản 1


Kiến thức cần nhớ

-Trong cuộc sống, người ta có thể gặp những tình huống khiến mình muốn (hoặc cần phải) phát biểu không theo các nội dung đã chuẩn bị kĩ càng từ trước. Phát biểu trong những tình huống như thế được gọi là phát biểu tự do.

-Muốn thành công, người phát biểu tự do phải hiểu biết và có hứng thú với chủ đề mà mình đã chọn. Người phát biểu tự do cần quan tâm đến như cầu của người nghe.

Câu 1 (trang 163 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Rất nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống buộc mỗi người phải tham gia phát biểu tự do: trong buổi họp lớp bất ngờ được mời phát biểu: được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một vấn đề nào đó: được yêu cầu cho ý kiến trong một buổi nói chuyện...

Câu 2 (trang 163 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Con người có nhu cầu phát biểu phát biểu tự do vì ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu người, hiểu mình và hiểu đời hơn.

Câu 3 (trang 163 - 164 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 4 (trang 164 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

a. Chủ đề: Vấn đề thần tượng của giới trẻ hiện nay, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, thời đại công nghệ 4.0...

b. Lí do lựa chọn: vì đây là những vấn đề đang được quan tâm, đang được sự chú ý của mọi người...

c. Những ý chính của bài phát biểu

   - Nêu lên thực trạng của vấn đề.

   - Thực trạng này là xấu hay tốt, đáng được biểu dương hay phê phán...

   - Phương pháp giải quyết vấn đề.

d. Nên áp dụng tất cả các phương pháp trong sgk để thu hút sự chú ý của người nghe.


Luyện tập

Câu 1 (trang 165 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Sưu tầm những lời phát biểu tự do:

   - “Kẻ yếu thì không bao giờ có thể tha thứ cho người khác. Lòng vị tha là đặc điểm của kẻ mạnh”. (Albert Einstein)

   - “Nước mắt đến từ trái tim chứ không phải từ não.”

(William Shakespeare (1564-1616) Nhà văn vĩ đại nhất của Anh)

Câu 2 (trang 165 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Bài phát biểu cần phải chú ý đến những khía cạnh:

   - Về nội dung: Đã đi đến đúng vấn đề chưa? Đã thể hiện ý kiến của mình chưa? Vấn đề mới mẻ được đặt ra ở đây là gì?...

   - Về hình thức: Chú ý về cách nói, cử chỉ, tác phong... sao cho hấp dẫn, lôi cuốn.


Soạn bài: Phát biểu tự do siêu ngắn - Bản 2

Câu 1 (trang 163 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Rất nhiều tình huống xảy ra trong cuộc sống buộc mỗi người phải tham gia phát biểu tự do: trong buổi họp lớp bất ngờ được mời phát biểu: được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một vấn đề nào đó: được yêu cầu cho ý kiến trong một buổi nói chuyện...

Câu 2 (trang 163 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Con người có nhu cầu phát biểu phát biểu tự do vì ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Qua phát biểu tự do, con người sẽ hiểu người, hiểu mình và hiểu đời hơn.

Câu 3 (trang 163 - 164 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 4 (trang 164 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

a. Chủ đề: Vấn đề thần tượng của giới trẻ hiện nay, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, thời đại công nghệ 4.0...

b. Lí do lựa chọn: vì đây là những vấn đề đang được quan tâm, đang được sự chú ý của mọi người...

c. Những ý chính của bài phát biểu

- Nêu lên thực trạng của vấn đề.

- Thực trạng này là xấu hay tốt, đáng được biểu dương hay phê phán...

- Phương pháp giải quyết vấn đề.

d. Nên áp dụng tất cả các phương pháp trong sgk để thu hút sự chú ý của người nghe.


Luyện tập

Câu 1 (trang 165 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Sưu tầm những lời phát biểu tự do:

- “Kẻ yếu thì không bao giờ có thể tha thứ cho người khác. Lòng vị tha là đặc điểm của kẻ mạnh”. (Albert Einstein)

- “Nước mắt đến từ trái tim chứ không phải từ não.”

(William Shakespeare (1564-1616) Nhà văn vĩ đại nhất của Anh)

Câu 2 (trang 165 sgk Ngữ văn 12 Tập 2):

Bài phát biểu cần phải chú ý đến những khía cạnh:

- Về nội dung: Đã đi đến đúng vấn đề chưa? Đã thể hiện ý kiến của mình chưa? Vấn đề mới mẻ được đặt ra ở đây là gì?...

- Về hình thức: Chú ý về cách nói, cử chỉ, tác phong... sao cho hấp dẫn, lôi cuốn.


Soạn bài: Phát biểu tự do siêu ngắn - Bản 3

Câu 1 (trang 163 SGK Ngữ vĂN 12 tập 2)

* Thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến đã được chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn. Ví dụ:   

- Khi bị phỏng vấn bất ngờ trên đường phố, trong một sự kiện/chương trình.

- Khi trò truyện, tranh luận, thảo luận nhóm với bạn bè.

- Khi được thầy cô/bạn bè bất ngờ hỏi ý kiến về một vấn đề gì đó...

Câu 2 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì:

- Con người luôn có nhu cầu bộc lộ quan điểm và khẳng định mình. Phát biểu tự do giúp con người thể hiện quan điểm riêng, chia sẻ hiểu biết, cảm xúc với người khác.

- Trong cuộc sống, con người luôn có hứng thú và say mê với một lĩnh vực, một đối tượng nhất định nào đó. Phát biểu tự do giúp họ bày tỏ nguồn cảm hứng ấy của mình.

- Phát biểu tự do vừa giúp chia sẻ vừa giúp thu nạp thêm những phản hồi. Nhờ thế, con người có thể kết nối cá nhân mình với nhiều người khác trong xã hội.

Câu 3 (trang 163 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Người phát biểu tự do thường không có đủ thời gian để chuẩn bị kĩ cho lời phát biểu. Để đạt được thành công, người phát biểu phải:

- Không phát biểu những gì mình không hiểu biết, không thích thú.

- Bám sát chủ đề, không để lạc đề hay xa đề.

- Tự rèn luyện khả năng tìm ý và sắp xếp ý một cách nhanh chóng.

- Luôn quan sát người nghe để điều chỉnh kịp thời nội dung và cách nói.

Câu 4 (trang 164 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

* Tưởng tượng việc phát biểu tự do trong tình huống bàn luận với đông đảo bạn bè:

Lựa chọn chủ đề phát biểu: Hiện tượng khoe hàng hiệu của các bạn trẻ có gia đình giàu có (trào lưu "Rich Kid").

Lựa chọn chủ đề trên bởi:

- Đây đang là trào lưu được nhiều bạn trẻ con nhà giàu yêu thích.

- Trào lưu này gây ra nhiều ý kiến trái chiều và được giới trẻ quan tâm.

- Bản thân có quan điểm riêng về trào lưu trên.

Phác thảo nhanh các ý chính và sắp xếp theo trật tự:

- Trào lưu khoe hàng hiệu của giới con nhà giàu là gì? Biểu hiện và cách thức? Ví dụ cụ thể.

- Quan điểm cá nhân:

+ Hành động khoe hàng hiệu không vi phạm pháp luật, thuộc quyền cá nhân nhưng đây là một hiện tượng phản cảm và tác động tiêu cực tới cả chủ thể và người xem.

+ Vượt lên trên hành động khoe đồ đơn giản, trào lưu trên cảnh báo về cách nhìn nhận giá trị và cách tiêu tiền của giới trẻ.

+ Chỉ ra những hậu quả 

+ Giải pháp, liên hệ bản thân

Để thu hút người nghe:

- Nhấn mạnh những điểm trọng yếu trong bài nói: cách mở đầu bài nói, quan điểm cá nhân về bài học giá trị, bài học tiêu tiền qua trào lưu trên, đặt vị trí là một rich kid điều bản thân quan tâm sẽ là gì?

- Đưa ra thông tin mới, gây ấn tượng.

- Sử dụng hình thức kể chuyện kết hợp trong bài phát biểu.

- Diễn lại một số cử chỉ, hành động các rich kid hay thực hiện trong các video khoe đồ để tạo hiệu ứng giễu nhại hài hước.

- Sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ,…) khi phát biểu.

- Khẳng định rõ quan điểm mang tính cá nhân, không mang tính áp đặt và hi vọng có thêm quan điểm khác bổ sung, phản hồi.


Luyện tập

Câu 1 (trang 165 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Những phát biểu tự do truyền cảm hứng:

- "Bạn có thể là người giàu nhất trên trái đất, nhưng nếu chỉ quan tâm đến bản thân, tôi có thể đặt cược đồng đô la cuối cùng, bạn sẽ không hạnh phúc và vui vẻ". (Đức Đạt Lai Lạt Ma)

- "Thậm chí khi bạn không hoàn hảo thì bạn vẫn là một phiên bản có giới hạn." (R.M - BTS)

- "Một ngày nào đó, bạn sẽ hối hận về những điều bạn đã không làm." (Jungkook - BTS)

Câu 2 (trang 165 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

Phát biểu về hội thảo một cuốn sách:

- Tựa đề cuốn sách, tác giả, xuất xứ, nội dung

- Trình bày nội dung thông điệp cuốn sách gửi tới bạn đọc

- Trao đổi về tác động của cuốn sách với giới trẻ

- Nhận xét xu hướng của giới trẻ khi tìm đọc sách, những vấn đề mà giới trẻ quan tâm

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác