logo

Soạn bài: Ôn tập phần Văn học (siêu ngắn)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Ôn tập phần Văn học siêu ngắn gọn, đây là phiên bản soạn văn 11 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng nhất.


Soạn bài: Ôn tập phần Văn học - Bản 1

Câu 1 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

VHVN từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 có sự phân hóa thành 2 bộ phận và nhiều xu hướng phức tạp, vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau.

Bộ phận văn học công khai

Bộ phận văn học không công khai

- Đội ngũ sáng tác: trí thức tây học, thuộc tầng lớp tiểu tư sản.

- Hoàn cảnh tồn tại: công khai, hợp pháp.

- Phân hóa thành nhiều xu hướng:

+ Xu hướng lãng mạn: khẳng định cái tôi cá nhân, con người thế tục, đời sống nội tâm; chống lễ giáo, giải phóng cá nhân; hạn chế là: xa rời nhân dân và nhiệm vụ cứu nước.

+ Xu hướng hiện thực: phản ánh thực trạng xã hội bất công và đời sống khốn khổ của nhân dân; góp phần chống áp bức; hạn chế là chỉ nhìn con người ở khía cạnh nạn nhân.

- Chủ yếu là thơ văn cách mạng.

- Bị đặt ngoài vòng pháp luật, lưu hành trong điều kiện ngặt nghèo.

- Là một vũ khí chiến đấu chống giặc.

- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: SGK

- Ở bộ phận này, hiện đại hóa gắn với cách mạng hóa văn học.

=> Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng 8/1945 có tốc độ phát triển mau lẹ vì 3 yếu tố: sự thôi thúc của thời đại; sức sống tiềm tàng của văn học dân tộc; lực lượng sáng tác là các trí thức Tây học phát triển hùng hậu.

Câu 2 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Phân biệt tiểu thuyết hiện đại và tiểu thuyết trung đại:

Tiểu thuyết trung đại

Tiểu thuyết hiện đại

- Thường vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc.

- Tập trung xây dựng cốt truyện li kì, kết cấu chương hồi, kết thúc có hậu.

- Thường kể theo trình tự thời gian khách quan, nhân vật được phân tuyến rạch ròi.

- Lấy tính cách nhân vật làm trung tâm, đi sâu vào nội tâm nhân vật.

- Kết cấu linh hoạt, trình tự thời gian chỉ là một trong số các lựa chọn.

- Kết thúc thường không có hậu, bút pháp tả thực, lời văn tự nhiên, gần gũi.

- Dấu ấn của tiểu thuyết trung đại trong Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh:

  + Cốt truyện li kì, giàu kịch tính, cổ súy cho đạo đức truyền thống.

  + Kết cấu chương hồi (gồm 10 chương), kết thúc có hậu (Trần Văn Sửu được miễn truy tố, đoàn tụ với các con).

  + Trần thuật theo trình tự thời gian.

Câu 3 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   Chỉ ra tình huống trong các truyện ngắn:

- Tình huống trong truyện ngắn Vi hành là tình huống nhầm lẫn: đôi trai gái người Pháp nhầm lẫn tôi với vua Khải Định trên một chuyến tàu điện ngầm.

- Tình huống trào phúng trong truyện Tinh thần thể dục: vẻ ngoài tốt đẹp của phong trào thể dục thể thao của bọn thực dân nhưng thực chất là tai họa ập xuống những người dân nô lệ.

- Tình huống éo le trong truyện Chữ người tử tù: những tâm hồn tri âm tri kỉ bị đặt trong thế thù địch, cảnh cho chữ đầy nét đẹp văn hóa diễn ra trong cảnh ngục tù hôi hám.

- Tình huống bi kịch trong truyện Chí Phèo: mâu thuẫn giữa khát vọng sống lương thiện, khát vọng làm người với tình trạng bị cự tuyệt quyền làm người.

Câu 4 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đặc sắc nghệ thuật trong các truyện ngắn:

- Nghệ thuật trong Hai đứa trẻ:

  + Truyện không có cốt truyện nhưng vẫn lôi cuốn, thấm đẫm chất trữ tình.

  + Biệt tài quan sát và phân tích tâm lí nhân vật.

   + Văn phong nhẹ nhàng thấm thía.

  + Ngôn ngữ giản dị tự nhiên. 

  + Thủ pháp tương phản đối lập giữa hình tượng ánh sáng và bóng tối, nhiều chi tiết giàu sức gợi…

- Nghệ thuật trong Chữ người tử tù:

  + Bút pháp lãng mạn đặc sắc.

  + Thủ pháp đối lập tài tình.

  + Văn phong đĩnh đạc sang trọng.

  + Ngôn ngữ giàu chất tạo hình.

  + Cách xây dựng nhân vật gắn với việc tiếp cận nhân vật ở phương diện tài hoa nghệ sĩ,…

- Nghệ thuật trong Chí Phèo:

  + Thành công lớn trong xây dựng hình tượng nhân vật điển hình (Chí Phèo và Bá Kiến).

  + Ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật tài tình.

  + Kết cấu mới mẻ, phóng túng mà chặt chẽ.

  + Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết kịch tính.

  + Ngôn ngữ sống động, vừa nghệ thuật vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói trong đời sống…

Câu 5 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia:

- Qua đoạn trích, Vũ Trọng Phụng tập trung phê phán bản chất giả dối, bịp bợm, chỉ biết chạy theo đồng tiền và lối sống ăn chơi đồi bại của xã hội trưởng giả những năm trước 1945.

- Nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích:

  + Mâu thuẫn trào phúng đặc sắc: giữa nội dung và hình thức, mục đích và phương tiện, bản chất và biểu hiện, hành động và tình huống.

  + Tình huống trào phúng: hạnh phúc của một gia đình có tang.

  + Xây dựng các chân dung trào phúng điển hình: cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh, cô Tuyết, ông Phán mọc sừng, cậu Tú Tân.

  + Các thủ pháp trào phúng: giễu nhại, đối lập tương phản, nói ngược, phóng đại…

Câu 6 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng thể hiện qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài:

- Vở kịch triển khai hai mâu thuẫn:

  + Mâu thuẫn giữa việc xây dựng Cửu Trùng Đài phục vụ cho bọn hôn quân bạo chúa với đời sống khốn cùng của nhân dân.

  + Mâu thuẫn giữa khát vọng sáng tạo nghệ thuật to lớn với hiện thực khó khăn của đất nước.

- Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết thứ nhất theo quan điểm nhân dân nhưng không phê phán, quy tội cho Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Ông thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm đối với bi kịch của người nghệ sĩ Vũ Như Tô.

Câu 7 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:

   "Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”

=> Đề cao tính sáng tạo trong lao động nghệ thuật, đòi hỏi người nghệ sĩ phải không ngừng nỗ lực đào sâu, tìm tòi để tạo nên những giá trị nghệ thuật chân chính.

Câu 8 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Khát vọng hạnh phúc của Rô-mê-ô và Giu-li-et trong đoạn trích Tình yêu và thù hận:

   Tình yêu trong sáng, chân thành và mãnh liệt của đôi lứa (sự dũng cảm, quyết tâm đến với tình yêu của Rô-mê-ô và tình yêu thương, niềm lo lắng chân thành dành cho Rô-mê-ô của Giu-li-et) vượt lên trên mối thù sâu đậm của hai dòng họ.


Soạn bài: Ôn tập phần Văn học - Bản 2

Câu 1 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Các bộ phận, xu hướng của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945:

   + Bộ phận văn học công khai: văn học hợp pháp, tồn tại trong vòng pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.

- Văn học lãng mạn: đề cao cái tôi cá nhân, đề cao con người thế tục, thể hiện sự bất hòa nhưng bất lực trước thực tại.

- Văn học hiện thực: phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời,phản ánh tình cảnh khốn khổ của các tầng lớp nhân dân.

   + Bộ phận văn học không công khai: bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, phải lưu hành bí mật.

- Thơ văn cách mạng: được coi là vũ khí sắc bén chiến đấu chống kẻ thù dân tộc, truyền bá tư tưởng yêu nước và cách mạng.

   + Tốc độ phát triển nhanh chóng của văn học phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Yếu tố chủ quan: nội tại phát triển của văn học.

- Yếu tố khách quan: Pháp xâm lược nước ta, xuất hiện thành thị, chữ quốc ngữ ra đời, báo chí phát triển.

- Cái tôi cá nhân.

Câu 2 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Tiểu thuyết trung đại: thường kết cấu theo kiểu chương hồi, theo công thức, kết thúc có hậu, sự kiện mang chiều tuyến tính, câu văn biền ngẫu,...nhân vật có tính chất minh họa cho những quan điểm đạo đức.

   + Tiểu thuyết hiện đại: kết cấu đa dạng, không còn kiểu kết thúc có hậu quen thuộc, thời gian không gian được xây dựng đảo ngược, vòng lặp,... ngôn ngữ hiện đại, mới mẻ,...nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

   + Cha con nghĩa nặng vẫn còn những dấu ấn của tiểu thuyết trung đại: lối văn biền ngẫu, kết thúc có hậu, theo công thức, kết cấu vẫn là kết cấu chương hồi, nhân vật có tính minh họa.

Câu 3 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Tình huống truyện:

   + Vi hành (Nguyễn Ái Quốc): tình huống nhầm lẫn, đôi trai gái Pháp nhầm lẫn về vua Khải Định.

→ Tình huống vô lí nhưng lại dựa trên nền tảng có lí, có tính thực tiễn, khắc họa được nhân vật dù nhân vật không trực tiếp xuất hiện trong hoàn cảnh truyện đưa ra.

   + Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan): tình huống trào phúng, thể dục thể thao như một trò tra tấn, ép buộc.

→ Tình huống trào phúng thể hiện sự mâu thuẫn giữa bản chất và hình thức, lên án chính sách cai trị của xã hội phong kiến thực dân lúc bấy giờ,

   + Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân): tình huống mới mẻ, độc đáo, đặt hai nhân vật vào cuộc kì ngộ đặc biệt.

→ Thể hiện vẻ đẹp phẩm chất, tài năng trác tuyệt, phi thường ở nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ thuật, cái đẹp luôn được đặc tuyển của Nguyễn Tuân.

   + Chí Phèo (Nam Cao): tình huống bi kịch, nhân vật bị đẩy vào con đường tha hóa và chết tức tưởi trên ngưỡng cửa làm người của mình.

Câu 4 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Đặc sắc nghệ thuật của các truyện ngắn:

   + Hai đứa trẻ (Thạch Lam):

- Truyện thủ tiêu cốt truyện truyền thống, không có kịch tính.

- Truyện nhưng đậm chất thơ, chất trữ tình.

- Xây dựng bức tranh tương phản giữa bóng tối và ánh sáng,

   + Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân):

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Xây dựng nhân vật với vẻ đẹp trác tuyệt, đặc tuyển, nhân vật được khai thác trong những tình huống éo le, đặc biệt.

- Nghệ thuật miêu tả: sử dụng thủ pháp đối lập, giàu tính tạo hình.

   + Chí Phèo (Nam Cao):

- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

- Ngôn ngữ đa thanh, đa giọng điệu.

- Miêu tả tâm lý, nội tâm nhân vật tinh tế, điêu luyện.

Câu 5 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua “Hạnh phúc của một tang gia”:

- Xây dựng tình huống trào phúng, ngược đời, nghịch lí.

- Sử dụng thủ pháp đối lập, kết hợp với cường điệu, nói ngược, nói mỉa.

- Miêu tả chi tiết, cận cảnh.

- Giọng điệu giễu nhại, mỉa mai.

   + Vũ Trọng Phụng thông qua đó đã phê phán bản chất giả dối, lố lăng của xã hội “thượng lưu” thành thị lúc bấy giờ. Bề ngoài chạy theo cái âu hóa, tiến bộ nhưng bên trong lại mục ruỗng, thối nát.

Câu 6 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Hai mâu thuẫn trong “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”:

- Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động và giai cấp phong kiến tàn bạo.

- Mâu thuẫn giữa nghệ thuật cao siêu, thuần túy, nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật gắn với lợi ích thiết thực của nhân dân.

⇒ Nguyễn Huy Tưởng chưa thể giải quyết rạch rồi, minh bạch mâu thuẫn thứ hai, chứng tỏ chính nhà văn cũng đang băn khoăn, phân vân giữa hai thái cực này trong tư tưởng của mình.

Câu 7 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Quan điểm của Nam Cao:

   + Là một quan điểm đúng đắn, sâu sắc, thể hiện tầm tư tưởng lớn, tiến bộ của nhà văn về văn chương và đời sống.

   + Quan điểm nêu bật lên được bản chất của văn học: là địa hạt của sự sáng tạo.

   + Quan điểm khẳng định phẩm chất cần phải có ở người nghệ sĩ: luôn phải tạo ra cái mới, cái riêng, phải lao động nghệ thuật chân chính chứ đừng bắt chước giản đơn.

Câu 8 (trang 204 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

   + Tình yêu của Romeo và Juliet là tình yêu chân thành, trong sáng nhưng vấp phải sự đối nghịch truyền kiếp giữa hai dòng họ.

   + Tác giả đã để Romeo và Juliet lựa chọn tình yêu, bằng lòng vì tình yêu mà vượt qua tất cả.

   + Qua đó, tác giả đã đề cao khát vọng tình yêu chân chính của con người, đề cao hạnh phúc của con người, mong muốn con người có được hạnh phúc đích thực. Hạnh phúc ấy là điều không một thế lực nào có quyền xâm phạm.

Ý nghĩa

Qua bài tổng kết, học sinh nắm vững và hệ thống hóa tri thức cơ bản về văn học Việt Nam hiện đại trên hai phương diện lịch sử và thể loại, đồng thời, có năng lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ,...


Soạn bài: Ôn tập phần Văn học - Bản 3

Câu 1 (trang 204 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp: hình thành theo hai bộ phận và phân hóa thành nhiều dòng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cho nhau

Bộ phận văn học công khai Bộ phận văn học không công khai
Hoàn cảnh Công khai Bí mật
Tính chất  Tính dân tộc và tư tưởng lành mạnh Mang tư tưởng đấu tranh chống thực dân vàtay sai

* Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 phát triển với một tốc độ hết sức nhanh chóng. Nguyên nhân:

- Sự thúc bách của thời đại

- Sự vận động tự thân của văn học: Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh, sự phát triển của tiếng Việt, sự thức tỉnh ý thức cá nhân

Câu 2 (trang 204 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Tiểu thuyết trung đại Tiểu thuyết hiện đại

+ Chữ Hán, chữ Nôm

+ Chú ý đến sự việc, chi tiết

+ Cốt truyện đơn tuyến

+ Cách kể theo trình tự thời gian

+ Tâm lý, tâm trạng nhân vật sơ lược

+ Ngôi kể thứ 3

+ Kết cấu chương hồi 

+ Chữ Quốc ngữ

+ Chú ý đến thế giới bên trong của nhân vật

+ Cốt truyện phức tạp, đa tuyến

+ Cách kể theo trình tự thời gian, theo sự phát triển tâm lý, tâm trạng nhân vật

+ Tâm lý, tâm trạng nhân vật phức tạp

+ Ngôi kể thứ 3, thứ nhất, kết hợp nhiều ngôi kể

+ Kết cấu chương đoạn

- Dấu ấn tiểu thuyết trung đại trong Cha con nghĩa nặng: Còn chú ý nhiều đến sự kiện, chi tiết, Tâm lí nhân vật sơ sài, thể hiện còn đơn giản. Kể chuyện hoàn toàn theo thời gian, sự việc. Ngôi kể thứ 3, xen những lời bình luận còn vụng về, thiên nhiên còn chưa gắn bó, hài hoà với nhân vật.

Câu 3 (trang 204 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Vi hành: tình huống nhầm lẫn.

- Tinh thần thể dục: mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, mục đích và thực chất tốt đẹp và tai hoạ. Bắt buộc dân xem đá bóng, dân trốn chạy, thoái thác.

- Chữ người tử tù: tình huống éo le, tử tù sắp bị tử hình- người cho chữ, quản ngục- người xin chữ. Cảnh cho chữ xưa nay chưa từng có.

- Chí Phèo: Tình huống bi kịch: mâu thuẫn giữa khát vọng sông lương thiện và không được làm người lương thiện.

Câu 4 (trang 204 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Hai đứa trẻ: Truyện không có truyện- truyện trữ tình. Cốt truyện đơn giản. Tác giả chủ yếu đi sâu vào tâm trạng và cảm giác của nhân vật. Ngôn ngữ giàu chất thơ, nhẹ nhàng, tinh tế..

- Chữ người tử tù: Cốt truyện đơn giản, Tạo tình huống éo le. Tình huống cho chữ, xin chữ. Ngôn ngữ kể, tả vừa cổ kính, vừa hiện đại, rất tạo hình.

- Chí Phèo: Cốt truyện hấp dẫn, li kì. Cách kể, tả linh hoạt, biến hoá. Xây dựng nhân vật điển hình, miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật..

Câu 5 (trang 204 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Nghệ thuật trào phúng:

- Tạo tình huống cơ bản rồi mở ra những tình huống khác.

- Phát hiện những chi tiết đối lập gây gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.

- Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.

- Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết

=> Vũ Trọng Phụng tố cáo, lên án, phê phán, châm biếm mạnh mẽ, gay gắt xã hội thượng lưu suy đồi về đạo đức và cách sống

Câu 6 (trang 204 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Tác giả đã giải quyết mâu thuẫn thứ nhất theo quan điểm của nhân dân nhưng không lên án, không cho rằng Vũ Như Tô và Đan Thiềm là người có tội.

- Mâu thuẫn thứ hai chưa được giải quyết dứt khoát bởi đó là mâu thuẫn đã mang tính quy luật thể hiện mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, nghệ sĩ và xã hội-> cách giải quyết thoả đáng, tối ưu.

Câu 7 (trang 204 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

Quan điểm của Nam Cao:

- Khẳng định tính đúng đắn của quan điểm về tài năng, phẩm chất của người nghệ sĩ

- Lí giải, bàn luận: Văn chương quan trọng cần yếu tố sáng tạo để tác phẩm mang dấu ấn cá nhân

- Chứng minh thông qua văn bản Chí Phèo hoặc một số tác phẩm khác của Nam Cao để tăng tính thuyết phục

Câu 8 (trang 204 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Khát vọng hạnh phúc của Romeo và Giuliet: Mặc dù vấp phải định kiến và sự thù hận giữa hai dòng họ nhưng trong đêm, họ vẫn vượt qua tất cả để bày tỏ tình yêu chân thành cùng nhau (phân tích qua lời độc thoại, đối thoại)

=> Khát vọng tình yêu chân chính của con người vượt lên trên mọi rào cản

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác