Câu 1 (trang 214 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
Các giai đoạn |
Thành tựu chủ yếu |
Chặng đường 1945-1954 |
+ Xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn + Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc + Kịch: một số vở kịch ra đời phản ánh hiện thực cách mạng và khán: Đồng Chí, Làng,…. |
Chặng đường 1955-1964 |
+ Xuất hiện những tập truyện kí khá dày dặn + Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc + Kịch: một số vở kịch ra đời phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến + Các tác phẩm tiêu biểu |
Chặng đường 1965-1975 |
+ Văn xuôi phản ánh cuộc chiến đấu và lao động, khắc họa thành công hình ảnh con người Việt Nam kiên cường, bất khuất + Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc + Kịch cũng có nhiều thành tựu + Nhiều công trình lí luận, nghiên cứu và phê bình xuất hiện |
Câu 2 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
Đặc điểm của văn học thời 1945-1975 là:
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
+ Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận trong chiến đấu mà văn học là một thứ vũ khí sắc bén phục vụ cho kháng chiến.
+ Hình thành kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ.
+ Văn học gắn bó và phát triển theo những chặng đường lịch sử của dân tộc.
+ Đề tài chủ yếu: Tổ quốc; bảo vệ đất nước, giải phóng,…
+ Tác giả tiêu biểu: Tố Hữu, Lê Anh Xuân; Nguyễn Khoa Điềm; Phạm Tiến Duật,…..
- Nền văn học hướng về đại chúng:
+ Vừa là đối tượng phục vụ vừa là đối tượng phản ánh.
+ Đại chúng cung cấp một lực lượng sáng tác đông đảo.
+ Đề tài: đời sống.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
+ Khuynh hướng sử thi: tâp trung phản ánh các sự kiện lịch sử của đất nước; chủ nghĩa anh hùng; hướng đến cái chung của cộng đồng dân tộc, giọng điệu hào hùng; ngợi ca; khích lệ,…………
+ Cảm hứng lãng mạn: khẳng định vẻ đẹp của cuộc sống mới và con người mới, lý tưởng sống cao đẹp; mơ ước và hướng về tương lai tốt đẹp,….
Câu 3 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh:
- Tác giả coi văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc .
- Đề cao tính chân thật của văn học.
- Trước khi viết nên một tác phẩm, cần đặt ra câu hỏI về đối tượng; mục đích; sau đó mới quyết định đến hình thức.
Câu 4 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
* Mục đích của Tuyên ngôn độc lập:
+ Khẳng định quyền tự do và độc lập của nước Việt Nam trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
+ Bác bỏ luận điệu xuyên tạc, gian dối của chủ nghĩa thực dân.
+ Tuyên bố với nhân dân Việt Nam và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.
* Đối tượng: nhân dân Việt Nam; kẻ thù xâm lược; quân các nước đồng minh; nhân dân toàn thế giới
* Phân tích:
- Bản Tuyên ngôn là áng văn chính luận mẫu mực:
+ Kết cấu bản tuyên ngôn: gồm ba phần mạch lạc, liên kết với nhau mật thiết, từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn đến tuyên bố chủ quyền, độc lập.
+ Nghệ thuật: ngôn ngữ lập luận sắc bén, dẫn chứng xác thực, giọng điệu hùng hồn, đanh thép
+ Sử dụng biện pháp điệp ngữ, điệp cú pháp, các hình ảnh giàu sức gợi
+ Các quan hệ từ thể hiện sự bác bỏ: thế mà, tuy vậy,….
- Bản tuyên ngôn còn là áng văn chứa chan tình cảm lớn
+ Nghệ thuật điệp từ “chúng”-> tố cáo tội ác của giặc bằng giọng điệu căm hờn, xót xa trước sự lầm than của nhân dân
+ Bản tuyên ngôn được viết bằng một tấm lòng yêu nước thiết tha, khát khao tự do và bằng cả trái tim đẹp đẽ của một người con vĩ đại.
Câu 5 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
Tố Hữu- nhà thơ trữ tình, chính trị:
- Tính chính trị:
+ Thơ Tố Hữu luôn hướng về dân tộc, về những niềm vui lớn của dân tộc, hướng về cái ta chung.
+ Thơ Tố Hữu viết về những sự kiện lịch sử lớn của dân tộc Việt Nam.
- Tính trữ tình:
+ Giọng thơ tha thiết, chân thành, tâm tình, cảm xúc.
+ Hồn thơ, tứ thơ vừa hiện thực vừa hướng về những tương lai tốt đẹp.
Câu 6 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
* Về nội dung:
- Đề tài: Cuộc chia li giữa cán bộ và nhân dân Việt Bắc.
- Chủ đề đậm đà tính dân tộc:
+ Bức tranh thiên nhiên nơi Việt Bắc xinh đẹp, an nhiên, mang những đặc trưng độc đáo của thiên nhiên núi rừng vừa nên thơ, vừa sống động.
+ Bức tranh sinh hoạt của con người Việt Bắc vừa yên bình lại vừa rộn ràng, những người con miền núi yêu lao động, họ cần cù., chăm chỉ mà cũng giàu ân tình, thắm thiết.
+ Cuộc kháng chiến hào hùng, oanh liệt trên quê hương Việt Bắc
=> Những ân tình thủy chung của người lính dành cho nhân dân và tình cảm thắm thiết của nhân dân dành cho cách mạng.
* Về nghệ thuật:
- Thể thơ dân tộc: lục bát.
- Kết cấu: lối đối đáp, thường được sử dụng nhiều và quen thuộc trong ca dao, dân ca.
- Ngôn ngữ:
+ Xưng hô “mình” – “ta”
+ Lời thơ giản dị, ngôn ngữ quen thuộc, gần lời ăn tiếng nói hàng ngày.
+ Giàu nhịp điệu.
+ Nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,...
Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, vừa nhớ, vừa thương.
Câu 7 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
Tác phẩm |
Hệ thống luận điểm |
Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc |
+ Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu cách mạng, gắn bó với dân tộc. + Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. + Tác phẩm Lục Vân Tiên và những giá trị vĩnh cửu. |
Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi |
- Thơ là tiếng nói tâm hồn của con người. - Hình ảnh, tư tưởng, tính chân thực trong thơ. - Ngôn ngữ thơ khác loại hình ngôn ngữ của kịch, truyện, kí. |
Đô-xtôi-ép-xki – Xvai-gơ
|
- Nỗi khổ vật chất, tinh thần, sự vươn lên của nhà văn - Vinh quang, cay đắng trong cuộc đời Đô-xtôi-ep-xki - Cái chết của ông và sự yêu mến, khâm phục của nhân dân dành cho Đô-xtôi-ep-xki |
Câu 8 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
- Vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến:
+ Vượt qua những hiểm nguy, ghềnh thác trên con đường chiến đấu bằng trái tim dũng cảm.
+Chịu đựng những khó khăn, khắc nghiệt của bom đạn, thời tiết không một lời than vãn.
+ Niềm tin vào thắng lợi dẫu chiến trận chưa thành.
- Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn, hào hoa, yêu thiên nhiên và yêu cái đẹp:
+ Hội liên hoan say mê, ấm áp.
+ Những giấc mơ đẹp về Hà Nội thân thương, nơi có những “ dáng kiều” yêu thương.
- Vẻ đẹp bi tráng:
+ Chiến tranh và môi trường đã bào mòn nhân hình người lính.
+ Chấp nhận sự hy sinh nơi xứ người.
+ Dâng hiến tuổi xuân xanh cho Tổ quốc-> chết trong ngạo nghễ, hiên ngang.
Câu 9 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
Đất nước của Nguyễn Đình Thi |
Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm |
Đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai |
Đất nước là tư tưởng của nhân dân, thể hiện qua lịch sử, văn hóa, không gian, thời gian, văn hiến |
Đất nước trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai; suy tư của tác giả với đất nước |
Đất nước đặt trong quan hệ thời gian, đất nước là tư tưởng của nhân dân |
Câu 10 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
* Hình tượng con sóng:
- Sóng thiên nhiên vươn ra biển lớn với những trạng thái khác nhau: dữ dội, dịu êm, đi tìm những chân trời mới để thỏa sức vùng vẫy, xa vời những chật hẹp, tù túng.
- Sóng luôn luôn vận động, chiếm lĩnh mọi vùng trời của biển cả lòng sâu – mặt nước –bến bờ.
- Sóng bắt đầu từ những cơn gió của thiên nhiên.
- Sóng luôn luôn tôn tại, vĩnh cửu với thời gian.
* Tâm hồn người phụ nữ khi yêu:
- Nhiều cung bậc như những con sóng lòng : Khi mãnh liệt, khi nhẹ nhàng, khi sống động khi lặng im, con tim cồn cào không thể nói.
- Trái tim muốn tìm đến tình yêu bao la, được thỏa sức vẫy vùng trong tình yêu đôi lứa.
- Trái tim thủy chung, son sắt dẫu thời gian có phôi phai.
- Khát khao yêu và tin vào sức mạnh, sự vĩnh cửu của tình yêu.
Câu 11 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
|
Dọn về làng |
Tiếng hát con tàu |
Đò lèn |
Giá trị nội dung |
Bài thơ khắc hoạ nỗi thống khổ cơ cực của nhân dân trước sự đọa đày của bè lũ thực dân. |
Từ sự trăn trở của một người bế tắc trong cuộc sống tới tìm thấy niềm vui trong cuộc sống khi hòa nhập với nhân dân, với đất nước và qua đó, tác giả thể hiện triết lí của mình – tình yêu luôn có một khả năng kì diệu và cuộc đời, nhân dân là ngọn nguồn của thơ ca chân chính |
Sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng + Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa,... |
Giá trị nghệ thuật |
Hình ảnh, từ ngữ gần gũi, quen thuộc với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân |
Sử dụng hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng Biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa,... |
+ Hình ảnh giản dị, quen thuộc + Chất liệu dân gian |
Câu 12 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
* Điểm thống nhất:
- Cảm hứng mãnh liệt trước vẻ đẹp độc đáo, tài hoa.
- Ngòi bút uyên bác, am hiểu sâu sắc nhiều vấn đề.
- Yêu cái đẹp, trân trọng và ngợi ca tài năng của con người.
* Điểm khác biệt:
- Trước cách mạng tháng Tám:
+ Đề tài: nhà văn đi tìm cái đẹp trong quá khứ của một thời vang bóng để tố cáo thực tại đầy xót xa, nhẫn tâm.
+ Nhân vật: những kẻ hơn người, khí phách hiên ngang.
- Sau cách mạng tháng Tám:
+ Đề tài: đi tìm vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, của con người trong hiện tại
+ Nhân vật: quần chúng, những lao động đời thường
Câu 13 (trang 215 sgk Ngữ văn 12 Tập 1)
- Cảm hứng thẩm mỹ: con sông quê hương.
- Văn phong tài hoa, tinh tế, uyển chuyển, trau chuốt.
- Khả năng liên tưởng cao.
- Phối hợp nhiều biện pháp tu từ mang lại hiệu quả lớn.
- Có sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc, khách quan và chủ quan.
- Điểm nhìn nhiều phương diện, đa chiều.