logo

Soạn bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (Chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.

Tóm tắt:

    Hơn 20 năm trải qua khắp chốn tìm đường cứu nước. Vào năm 1925,cụ Phan Bội Châu bị quân giặc bắt tại Trung Quốc, bị chúng kết án chung thân. Bất mãn trước bản án của chúng, nhân dân đứng lên phản đối buộc Pháp phải nhún nhường, ra lệnh ân xá để Phan Bội Châu về nước. Va-ren – kẻ sắp sang Đông Dương nhận chức toàn quyền hứa sẽ “chăm sóc” cụ. Nội dung câu chuyện được thể hiện bằng một cuộc gặp gỡ giữa Va ren và Phan Bội Châu do Nguyễn Ái Quốc viết theo sự tưởng tượng, hư cấu.


Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Đọc - Hiểu


Câu 1 (trang 94 sgk Văn 7 Tập 2):

Đây là một truyền ngắn, về hình thức, truyền như một kí sư ghi lại sự thật, sông, thực tế đây là một câu chuyện tưởng tượng hư cấu. Vì truyện được Hồ Chí Minh viết ra trước thời điểm Phội Châu sang nhận chức trách làm toán quyền Đông Dương. Mặt khác, trong thực tế lịch sử thì tại Hà Nội, Va-ren cũng chưa có duyên gặp gỡ với nhà yêu nước Phan Bội Châu kể từ khi qua Đông Dương.


Câu 2 (trang 94 sgk Văn 7 Tập 2):

a. Trước khi sang nhận chức toàn quyền Đông Dương, Va-ren đã hứa là sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu.

b. Lời hứa đó thực chất là một lời nói dối trá, bịp bợm, để nịnh bợ, trấn an khi nhân dân gây sức ép lớn lên chính quyền thực dân. Cụm từ " nửa chính thức" cũng câu hỏi thế hiển sự nghi ngờ: giả thử cứ cho rằng.....sẽ chăm sóc vụ ấy lúc nào và ra làm sao? đã cho thấy bản chất giả dối trong lời hưa của Va – ren.. Trên thực tế, Va-ren và Phan Bội Châu vẫn là hai kẻ ở hai phe đối lập nhau, lý tưởng khác nhau, không hề có sự "chăm sóc"như lời y hứa. Mục đích cao nhất của hắn trong lời nói ấy chỉ là hòng nguôi lòng dân , hắn được nhận chức toàn quyền trong êm xuôi mà thôi.


Câu 3 (trang 94 sgk Văn 7 Tập 2):

a. Ở Va - ren - một tên toàn quyền có địa vị thống trị những là kẻ ác độc, bất lương. Tác giả đã dùng số lượng câu và lớn để khắc hoạ nên tính cách của hắn quá lời nói của Va – ren trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu khi gặp gỡ và qua ngôn ngữ trần thuật mang tính châm biếm của tác giả. Với Phan Bội Châu, là một nhà yêu nước đang trong cảnh tù đày, lương thiện, tác giả sử dụng sự im lặng để tạo nên tính độ lập với một Va - ren là chuyện, nói lo hoa mỹ. Sự im lặng ấy là sự im lặng đầy thâm thúy, có chủ đích, thể hiện sự khinh bỉ những lời nói sao món, rỗng tuếch, ngu muội mà Va- ren nói ra của Phan Bội Châu.

b. Qua những lời nói mang tính giả dối đó, Va - ren bộc lộ rõ bản chất đê hèn của hắn. Tham vọng của hắn là lôi kéo cụ Phan Bội Châu. Hắn, dụ dỗ, vuốt ve người trước mặt phản nước một cách trắng trợn dù đang đặt chân mình trên đất nước đó. => Gian mãnh, phi nghĩa.

c. Với Phan Bội Châu, ông coi những lời Va-ren nói ra như "nước đổ lá khoai", sự im lặng thể hiện thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu dành cho Va – ren, qua đó thể hiện bản lĩnh ngang tàng, kiên cường, tỉnh táocủa một vị anh hùng yêu nước khi đứng trước luận điểu xảo trá của kẻ thù.

Lời bình của tác giả góp phần thể hiện tình cách của Phan Bội Châu và bộc lộ sự mỉa mai một cách đầy hóm hĩnh của tác giả.


Câu 4 (trang 94 sgk Văn 7 Tập 2):

Trong đoạn văn có thêm đoạn kết về lời quả quyết của anh lính An Nam và lời đoán thêm của tác giả giúp cho cậu chuyện thêm phần ý nghĩa, giá trị câu chuyện cùng được nâng lên. 

Những chi tiết đặc biệt như sự thay đổi nhẹ trên nét mặt, ngọn rứa mép từ từ nhếch lên, ...mỉm cười... qua cái nhìn khách quan của các nhân vật khác đã khá hoạ rõ một lần nữa tình cách hiên ngang, thái độ bất cần, coi khinh của Phan Bội Châu trước kẻ thù.


Câu 5 (trang 95 sgk Văn 7 Tập 2):

Ở lời kết, ta thấy Phan Bội Châu đối thoại với Va -ren bằng cách ứng xử, thái độ im lặng thì trong đoạn tái bút, qua lời kể của một nhân chứng khác, Phan Bội Châu đã đối thoại với Va -ren bằng cả một hành động: nhổ vào mặt Va-ren. Đây là hành động cho thấy sự quyết liệt chống đối của cụ Phan trước Va – ren => Khẳng định lòng yêu nước của mình.

Sự phối hợp giữa lời kết và đoạn tái bút vừa tạo nên sự hóm hĩnh, thú vị cho câu chuyện, vừa tăng thêm ý nghĩa của vấn đề.


Câu 6 (trang 95 sgk Văn 7 Tập 2):

Tình cách nhận vật Va -ren: gian xảo, nịnh bợ, độc ác, lo bịch

Tình cách Phan Bội Châu: anh hùng, bắt khuất, kiên cường


Soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu Luyện tập


Câu 1 (trang 95 sgk Văn 7 Tập 2):

Tác giả dành cho Phan Bội Châu sự ngưỡng mộ, kính trong khí phách anh hùng của người con yêu nước. Điều đó được thấy qua ngôn ngữ mà tác giả dùng để miêu tả, khắc hoạ về hình ảnh Phan Bội  Châu trong tác phẩm.


Câu 2 (trang 95 sgk Văn 7 Tập 2):

Những trò lố : Những sự lố bịch, bịp bợm, gian xảo

Nội dung:

Hình ảnh đối lập giữa chí sĩ yêu nước của kiên cường, bản lĩnh Phan Bội Châu và kẻ toàn quyền gian xảo, lố bịch Va – ren. Hình ảnh Phan Bội Châu Là biểu tượng cho khí phách con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Nghệ thuật:

+ Giọng văn vừa hóm hỉnh lại vừa sắc sảo

+ Kết hợp tưởng tượng, hư cấu

Bài học rút ra:

+ Yêu nước, yêu quê hương

+ Bản lĩnh trước cám dỗ

+ Kiên định với mực tiêu, lý tưởng

Soạn bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (chi tiết) | Soạn văn 7


Các bài viết liên quan bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác