logo

Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngắn nhất (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngắn nhất siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 12 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất.


Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngắn nhất (siêu ngắn) - Bản 1


Nội dung bài học

- Bài nghị luận về một tư tưởng đjao lí thường có các nội dung sau:

  + giới thiệu và giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn luận

  + phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận

  + nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức vf hành độg về tư tưởng đạo lí

- Diễn đạt cần chuẩn xác mạch lạc, có thể sử dụng phép tu từ và yếu tố biểu cảm nhưng cần có chừng mực


Luyện tập

Bài 1 (trang 21, 22 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

a. Vấn đề nghị luận: phẩm chất văn hóa trong mỗi con người.

- Đặt tên: Văn hóa của con người, Văn hóa và ứng xử văn hóa,..

b. Tác giả sử dụng các thao tác lập luận:

- Đoạn từ đầu đến "hạn chế về trí tuệ và văn hoá": giải thích + chứng minh

- Những đoạn còn lại là thao tác bình luận, phân tích

c. Cách diễn đạt của văn bản rất sinh động, luôi cuốn:

- Sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ

- Kết thúc văn bản, trích dẫn thơ Hi Lạp vừa tóm lược các luận điểm, vừa tạo ấn tượng với người đọc.

Bài 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

A, Mở vài: dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận.

B, Thân bài

- Giải thích lí tưởng là gì?

- Phân tích vai trò, giá trị của lí tưởng: ngọn đèn chỉ dẫn lối sống cho con người.

- Bình luận: vì sao sống cần có lí tưởng?

- Suy nghĩ của bản thân đối với ý kiến của nhà văn.

C, Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận


Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngắn nhất (siêu ngắn) - Bản 2


I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Câu 1 (sgk, Ngữ văn 12 tập 1, trang 20)

a) Tìm hiểu đề

   - Vấn đề nêu lên: sống đẹp

   - Với thanh niên, học sinh sống đẹp là sống có ích, có lí tưởng, ước mơ, có ý chí và lòng quyết tâm, biết yêu thương những người xung quanh

   - Phẩm chất cần rèn luyện: dũng cảm, kiên trì, cần cù, chăm chỉ,...

   - Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận,...

   - Tư liệu thuộc tất cả lĩnh vực của đời sống. Có thể sử dụng ngữu liệu văn học.

b) Lập dàn ý

Mở bài:

   - Nêu lên thực trạng lối sống của giới trẻ ngày nay (mặt tích cực và mặt tiêu cực)

   - Dẫn nguyên văn câu nói của Tố Hữu

Thân bài:

   - Giải thích: sống đẹp là sống có ích, có lí tưởng, có ước mơ, hoài bão,...

   - Biểu hiện:

      + Đề ra mục đích, có lí tưởng và nỗ lực để đạt được nó: Tấm gương vượt khó học giỏi, các tấm gương trong văn học (Thầy Nguyễn Ngọc Kí,...)

      + Những người sẵn sàng hi sinh mình, hi sinh tuổi trẻ vì gia đình, quê hương (các anh hùng dân tộc trong thời chiến, các chiến sẽ bộ đội nơi biên giới, hải đảo,...)

      + Sống giàu tình yêu thương, biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh,...

   - Phê phán lối sống ích kỉ, thấy khó khăn thì bỏ cuộc, sống không mục đích, ăn chơi, đua đòi,...

   - Biện pháp: rèn luyện, trau dồi hằng ngày, đề ra mục tiêu cho bản thân và cố gắng hoàn thành nó,...

Kết bài:

Khẳng định câu nói của Tố Hữu và ý nghĩa của sống đẹp

Câu 2 (trang 21, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Mở bài: nêu vấn đề nghị luận

- Thân bài:

   + Giải thíc tư tưởng, đạo lí

   + Phân tích điểm đúng, bác bỏ mặt sai lệch của vấn đề nghị luận

   + Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

- Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận


Luyện tập

Câu 1 (trang 21, sgk ngữ văn 12, tập 1)

a)

- Vấn đề tác giả nêu lên: văn hóa và biểu hiện của nó ở con người

- Đặt tên cho văn bản: Văn hóa và con người

b) Các thao tác lập luận:

- Giải thích

- Chứng minh

- Phân tích

- Bình luận

Câu 2 (trang 22, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

a) Mở bài

Nêu vấn đề cần nghị luận

b) Thân bài

   - Giải thích:

      + Lí tưởng: đích con người hướng tới, mục đích con người mong muốn đạt được

      + Cuộc sống: giá trị sống, giá trị của mỗi người trong cuộc đời

→ Câu nói nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của lí tưởng đối với mỗi người, nó là ngọn đèn chiếu rọi, soi sáng hành động của mỗi người đạt được mong muốn.

   - Phân tích, chứng minh:

      + Lí tưởng có vai trò to lớn đối với mỗi người (giúp con người phấn đấu đạt tới những điều tốt đẹp, khẳng định giá trị của bản thân mình,...)

      + Tuy nhiên, có nhiều người sống không có lí tưởng, hoặc lí tưởng vượt xa khả năng thực tế, cần phê phán những điều đó

   - Bài học cho mỗi người:

      + Xác định cho mình mục tiêu phấn đấu rõ ràng

      + Nỗ lực hết mình để đạt mục đích đề ra

c) Kết bài

Khái quát vấn đề nghị luận


Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ngắn nhất (siêu ngắn) - Bản 3


1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề bài: Anh/chị hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu:

“Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?”

a. Tìm hiểu đề

- Câu thơ của Tố Hữu nêu lên vấn đề: sống đẹp.

- Với thanh niên, học sinh hiện nay, sống đẹp là trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, biết ước mơ và hành động vì ước mơ ấy.

- Để sống đẹp, con người cần rèn luyện nhiều phẩm chất: nhân ái, khiêm nhường, dũng cảm, lịch thiệp, kiên trì, ý chí, ham học hỏi.

- Với đề bài này, cần vận dụng một số thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận.

- Để bài viết thuyết phục, nên sử dụng các tư liệu thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống. Có thể nêu các dẫn chứng trong văn học để bài viết phong phú hơn.

b. Lập dàn ý

- Mở bài:

  + Giới thiệu vấn đề (diễn dịch/quy nạp/phản đề).

  + Nêu luận đề (trích dẫn trực tiếp/tóm tắt nội dung chính của bài viết).

- Thân bài:

  + Giải thích khái niệm “sống đẹp”.

  + Phân tích các khía cạnh biểu hiện lối sống đẹp, giới thiệu một số tấm gương sống đẹp trong đời sống và trong văn học.

  + Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp trong đời sống.

  + Xác định phương hướng và biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp.


2. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí

- Mở bài: nêu vấn đề nghị luận

- Thân bài:

   + Giải thích tư tưởng, đạo lí

   + Phân tích điểm đúng, bác bỏ mặt sai lệch của vấn đề nghị luận

   + Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân

- Kết bài: khái quát lại vấn đề nghị luận


Luyện tập

Câu 1 (trang 21, SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:

a, Vấn đề nghị luận: Văn hóa và những biểu hiện văn hóa ở con người.

=>  Đặt tên cho văn bản: Bàn về văn hóa.

b, Để nghị luận, tác giả đã sử dụng một số thao tác nghị luận:

+ Giải thích: Văn hóa – đó có phải là sự phát triển… là tất cả những cái đó.

+ Phân tích và bình luận: các đoạn còn lại.

c, Cách diễn đạt hấp dẫn, lôi cuốn: kết hợp linh hoạt nhiều kiểu câu (câu hỏi, câu trần thuật), các câu có độ dài ngắn khác nhau; các câu các đoạn có sự liên kết chặt chẽ (sử dụng phép thế, phép lặp); lối diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, giàu hình ảnh.

Câu 2 (trang 21, SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi nói: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. Anh/chị hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người.

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói của L.Tôn-xtôi.

* Thân bài:

- Giải thích: Lí tưởng là ước mơ, là mục đích sống cao đẹp trong cuộc đời của mỗi người. Lí tưởng có vai trò làm phương hướng kiên định giúp con người có được một cuộc sống có giá trị, ý nghĩa -> Lí tưởng có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

- Lí giải tại sao lí tưởng có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người:

+ Lí tưởng không chỉ là ngọn đèn chỉ đường, hướng dẫn phương hướng mà còn là mục đích sống của con người. Nếu không có lí tưởng, cuộc đời con người sẽ mất phương hướng và trở nên vô nghĩa, lãng phí.        

+ Lí tưởng đem lại động lực cho con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

+ Lí tưởng giúp con người khám phá bản thân, khẳng định giá trị của mình.

+ Các cá nhân cùng sống có lí tưởng giúp cộng đồng xã hội phát triển.

- Phê phán những biểu hiện sống không có lí tưởng, không có mục đích.

- Bài học nhận thức và hành động: việc xác định lí tưởng, mục đích sống có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống; cần hành động (học tập, trải nghiệm, nỗ lực) để đạt được lí tưởng.

* Kết bài: Nhấn mạnh lại ý nghĩa của lí tưởng sống và liên hệ, mở rộng vấn đề.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác