logo

Soạn bài: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (ngắn nhất)


Soạn bài: Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi


ĐỀ 1:

Lập dàn ý

* Mở bài:

Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm

* Thân bài:

- Kết cấu gồm 5 cảnh:

+ Ông lí bắt ép anh Mịch đi xem bóng dù người đi không muốn.

+ Ông lí không đồng ý lời xin nghỉ xem bóng cho chồng của bác Phô gái.

+ Cụ phó ính đút lót cho ông lí để con trai được ở nhà.

+ Ông lí sai người lùng sục, tìm kiếm các nhà để đủ số lượng người xem bóng.

+ Cảnh đám đông đi xem bóng.

- Mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung, giữa ông lí và nhân dân.

- Tinh thần thể dục trở thành tai hoạ đối với người dân làng Ngũ Vọng.

- Nghệ thuật trào phúng.

=> Đả kích thói bịp bợm, lừa dối của chính quyền thực dân.

* Kết bài:

Đánh giá chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn.


ĐỀ 2

Lập dàn ý

* Mở bài:

+ Giới thiệu sơ lược về Chữ người tử tù và trích đoạn Hạnh phúc của một tang gia.

+ Giới thiệu về vấn đề ngôn từ trong hai tác phẩm.

* Thân bài:

- Điểm khác biệt về ngôn từ:

+ Trong  “Chữ người tử tù”:

Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ thuộc Hán Việt cổ: ngục tốt, phiến trát, dĩa dầu sơ, thu không,....=> Tính chất trang trọng, hoài cổ

+ Trong “Hạnh phúc của một tang gia”: Tác giả sử dụng nghệ thuật chơi chữ, các khẩu ngữ trong đời sống: Lang băm Tây, úi kìa,......=>  Tính chất giả dối, sự đồi bại của xã hội chó đểu.

- Sự khác biệt:

+ Trong “Chữ người tử tù”:.

Giọng văn trang trọng-> tác giả thể hiện sự trân quý và kính trọng trước cái đẹp, cái tài hoa, xuất chúng.

+ Trong Hạnh phúc của một tang gia: giọng văn đầy giễu cợt, coi khinh, mỉa mai,  thể hiện sự chán ghét, khinh bỉ những giả dối tầm thường của xã hội.

- Nguyên nhân khác biệt:

+ Mỗi nhà văn có phong cách riêng, cá tính sáng tạo riêng trong văn học. Nguyễn Tuân luôn tinh tế trong việc sử dụng ngôn từ trau chuốt, thể hiện một cái tôi đầy uyên bác, tài hoa. Vũ Trọng Phụng hướng đến sự gần gũi với ngôn ngữ hài hước, đời thường , gần gũi.

 + Chủ đề, tư tưởng, đề tài mà hai tác phẩm gửi gắm tới người đọc khác nhau, hình thức ngôn từ phải phù hợp với nội dung tác phẩm.

* Kết bài

Đánh giá chung về sự khác nhau và khẳng định tài năng của từng tác giả.


Luyện tập

* Mở bài:

Dàn ý

- Giới thiệu về tác phẩm Vi hành.

- Giới thiệu về nghệ thuật châm biếm, đả kích góp phần tạo nên thành công của tác phẩm.

* Thân bài:

* Giới thiệu về mục đích, đối tượng mà truyện ngắn Vi hành hướng đến, giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

* Phân tích nghệ thuật châm biếm, đả kích trong truyện ngắn:

-Tình huống truyện bất ngờ:

+ Đôi tình nhân Pháp nhận nhầm tác giả là vị hoàng đế Khải Định.

+ Nhân viên mật thám nhầm tác giả là hoàng đế Khải Định.

- Cách xây dựng hình tượng nhân vật vua Khải Định mang tính mỉa mai, hài hước: bề ngoài không kém phần lố bịch, diêm dúa, bị đối xử coi khinh như một kẻ tầm thường.

- Ngôn ngữ châm biếm, hình thức nghệ thuật chơi chữ.

- Giọng văn đa dạng, biến đổi linh hoạt.

- Hình thức viết thư.

* Tác dụng: vạch mặt sự xấu xa, đê hèn của bè lũ thực dân.

* Kết bài:

Khẳng định lại giá trị của nghệ thuật làm nên tư tưởng cho tác phẩm.

 Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi ngắn nhất | Soạn văn 12 ngắn nhất – TopLoigiai

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác