logo

Soạn bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 12 siêu ngắn sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn


Soạn bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ siêu ngắn - Bản 1


Nội dung bài học

- Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng

- Với kiểu bài này cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, .... của đoạn thơ bài thơ đó

- Bài viết thường có những nội dung sau:

  + giới thiệu khái quát về đoạn thơ, bài thơ

  + bàn về giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ

  + đánh giá chung đoạn thơ, bài thơ


Luyện tập

Dàn ý phân tích đoạn thơ trong bài Tràng giang

A, Mở bài: giới thiệu đoạn thơ phân tích trong bài Tràng giang

B, Thân bài

- Giới thiệu bổ sung về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang

- Phân tích nội dung

  + Hai câu đầu: không gian rộng lớn hùng vĩ, khoáng đạt vô cùng của buổi hoàng hôn

   • Thiên nhiên tạo vật hiện lênqua một nét vẽ núi mây hùng vĩ mang một vẻ khoáng đạt hoành tráng, mĩ lệ.

   • Một cánh chim nhỏ tựa bóng chiều

  + Hai câu kết:

   • Dùng thủ pháp tương phản: nỗi lòng cô đơn, nhỏ bé, chấp chới giữa dòng đời

   • thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người, nỗi khao khát tìm chỗ dựa cho tâm hồn

   • Nghệ thuật dùng từ láy âm “dờn dợn” lấy cái không có ngoại cảnh để nói cái có ở lòng người

- Phân tích nghệ thuật

  + ngôn từ mang phong vị cổ điển

  + bút pháp tả cảnh ngụ tình tài hoa

  + hình ảnh giàu sức gợi

C, Kết bài: đánh giá chung về đoạn thơ


Soạn bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ siêu ngắn - Bản 2


I. Tìm hiểu đề và tìm ý

- Đối tượng của bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ rất đa dạng, phong phú: một đoạn thơ, một bài thơ, một hình tượng thơ,...

- Cách làm bài: bài viết thường có các ý chinh sau

   + Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ

   + Bàn luận về những giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ

   + Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ


Luyện tập

Câu 1 (trang 86, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Huy Cận và đoạn thơ (xuất xứ, nguyên văn đoạn thơ)

II. Thân bài

   - Nêu hoàn cảnh ra đời và khái quát cảm xúc trong toàn bộ bài thơ Tràng giang

   - Phân tích đoạn thơ:

      + Hai câu thơ đầu: vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, mang nét buồn nhưng vẫn tráng lệ, kì vĩ với hình ảnh mây cao, núi bạc,... Qua đó, cho thấy sự rung cảm tinh tế của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên

      + Hai câu còn lại: nỗi lòng nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả được bộc lộ một cách trực tiếp, chân thực, tự nhiên, không cần sự tác động của yếu tố ngoại cảnh – “không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

   - Đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:

      + Nội dung: khổ thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, từ đó khắc họa nỗi niềm nhớ quê, nhớ nhà của tác giả

      + Nghệ thuật: sử dụng từ láy, hình ảnh thơ cổ điển mang phong vị đường thi

III. Kết bài

Cảm nghĩ của bản thân về đoạn thơ


Soạn bài: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ siêu ngắn - Bản 3


1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

Đề 1: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

Đề 2: Phân tích đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.

 

Tìm hiểu đề

Lập dàn ý

 

 

 

Đề 1

+ Hoàn cảnh ra đời bài thơ: viết vào mùa đông 1947, năm đầu tiên của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ Phân tích tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ trong hoàn cảnh lớn và hoàn cảnh nhỏ của bài thơ để thấy hết giá trị.

Mở bài: Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Thân bài:

+ Vẻ đẹp huyền ảo, lung linh của núi rừng đêm trăng (trăng, hoa, cây cổ thụ, tiếng suối).

+ Nhân vật trữ tình mải mê lo việc nước đến tận khuya, tình cờ bắt gặp tiếng suối dưới trăng (khác các ẩn sĩ tìm đến thiên nhiên để lánh đời, dưỡng tính).

+ Bài thơ hiện đại ở chỗ con người nổi bật giữa bức tranh thiên nhiên, cổ điển ở bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.

Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp hài hòa giữa tâm hồn nghệ sĩ và ý chí chiến sĩ trong bài thơ.

 

 

 

 

Đề 2

Khí thế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dũng mãnh, hào hùng (thể hiện qua lực lượng tham gia, những con đường và thời điểm tổng tiến công sôi nổi,…)

Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (xuất xứ, trích dẫn nguyên văn đoạn thơ).

Thân bài:

+ Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Bắc: 8 câu đầu.

+ Khí thế chiến thắng của các chiến trường khác: 4 câu sau.

+ Nghệ thuật sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ tài tình của tác giả trong đoạn thơ.

Kết bài: Đoạn thơ thể hiện thành công cảm hứng ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.


2. Đối tượng, nội dung của bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: 

- Đối tượng của bài nghị luận rất đa dạng (bài thơ/đoạn thơ/hình tượng thơ…).

- Nội dung bài nghị luận bao gồm: giới thiệu khái quát về bài thơ/đoạn thơ, bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ/đoạn thơ, đánh giá chung về bài thơ/đoạn thơ.


Luyện tập

Câu hỏi (trang 86 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Dàn ý:

* Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ (khổ cuối trong bài Tràng giang), trích dẫn đoạn thơ.

* Thân bài:

- Bức tranh thiên nhiên kì vĩ, tráng lệ nhưng rợn ngợp, buồn thương, trĩu nặng: 2 câu đầu.

- Nỗi nhớ quê nhà sâu sắc, thiết tha: 2 câu sau.

- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh kì vĩ hấp dẫn, thủ pháp đối lập, vận dụng sáng tạo thơ cổ Trung Quốc, cảm xúc mãnh liệt…

* Kết bài: Đoạn thơ thể hiện xúc động tình yêu và nỗi nhớ quê nhà của tác giả.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác