logo

Soạn bài: Một người Hà Nội (ngắn nhất)

Để đáp ứng mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 12 ngắn nhất, dễ hiểu, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Một người Hà Nội ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn


Soạn bài: Một người Hà Nội


Đôi nét về tác phẩm Một người Hà Nội

Soạn bài Một người Hà Nội ngắn nhất | Soạn văn 12 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Soạn Câu 1 ngắn nhất

* Tính cách, phẩm chất của cô Hiền:

- Là con gái của một gia đình giàu có Hà Nội, cô có trái tim  lương thiện, từ nhỏ được dạy dỗ khuôn phép.

- Lúc còn trẻ vừa có vẻ đẹp về ngoại hình lại vừa thông minh, sắc sảo.

- Trải qua bao biến động của thời cuộc, cô vẫn giữ cho mình cốt cách của một người con Hà Nội.

- Tính tình thẳng thắng, luôn đưa ra những quan điểm trước mọi điều xung quanh, chẳng chút giấu giếm hay e ngại.

- Là người sống chân thành và có đầu óc thực tế, không viển vông mơ mộng.

- Biết tính toán mọi việc chu toàn, làm việc bằng tâm huyết mà không mảy may quan tâm đến lời đàm tiếu của thiên hạ.

- Nhiều bạn giàu có nhưng lại chọn người bạn đời là "một ông giáo cấp tiểu học hiền lành chăm chỉ".

- Là con người trách nhiệm với đất nước,  làm việc mang lại lợi ích cho đất nước mình.

- Luôn giữ gìn phẩm chất, cốt cách của một người Hà Nội. Với cô, lòng tự trọng chính là chuẩn mực của nhân cách, lòng tự trọng phải gắn liền với lợi ích của đất nước.

+ Cô không chấp nhận hiện tượng ông chủ và kẻ làm thuê, không chấp nhận sự bóc lột một ai.

+ Thương con nhưng một lòng cho con ra trận, lên đường tranh đấu.

+ Một con người có trái tim yêu nước thiết tha.

⇒ Cô Hiền là đại diện cho vẻ đẹp, cốt cách của con người Hà Nội.

* Hạt bụi nói về vật vô cùng nhỏ bé, tầm thường, “hạt bụi vàng” là  những điều vốn bé nhỏ tầm thường lại trở nên cao quý, cần giữ gìn và trân trọng. Cô Hiền là một hạt bụi vàng quý giá, cô dù chỉ là một con người bình thường trong đời sống nhưng lấp lánh trong cô những phẩm chất cao đẹp, đáng ngưỡng mộ. Nếu mỗi con người là một hạt bụi vàng như thế thì nó sẽ góp lên ánh vàng sáng chói, rực rỡ Hà Nội, sáng soi dân tộc.

Soạn Câu 2 ngắn nhất

Nhân vật tôi

Nhân vật Dũng

Người mẹ Tuất

Những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật tôi về Hà Nội

- Là người luôn quan sát, cảm nhận về vẻ đẹp trong cốt cách và hành động của cô Hiền

- Khâm phục những nét đẹp trong nhân cách của người con Hà Nội

- Tình yêu son sắt với Hà Nội, cảm nhận Hà Nội từ vẻ đẹp đa chiều

+ Là cậu con trai đầu mà cô thương yêu hết mực

+ Dũng luôn sống theo lời mẹ, sống đúng với cách sống của người Hà Nội

+ Năm 1965, Dũng “tình nguyện đăng kí xin đi đánh Mĩ’, người chiến sĩ can trường, tranh đấu đến giây phút nước nhà thống nhất.

→ Tô điểm cho vẻ đẹp phẩm cách của người Hà Nội, là đại diện của thế hệ thanh niên trẻ tiêu biểu

+ Người mẹ rất yêu con cái

+ Chịu đựng mất mát, nén đau thương để tiếp tục sống

+ Kiên cường góp sức mình xây dựng cuộc đời

- Chàng trai trẻ đạp xe như gió... lên mặt chửi người khác một cách vô lý“tiên sư cái anh già”.

- Những người trả lời sõng hoặc hất cằm khi “tôi’ hỏi thăm đường

→ Những hạt sạn trong đời sống mà ” tôi” phản ánh chân thực.

Soạn Câu 3 ngắn nhất

Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ":

- Con người nhiều khi không thể tránh khỏi những quy luật khắc nghiệt của tạo hoá và cuộc đời.

- Cây si cổ thụ bị bão quật vẫn hồi sinh tượng trưng cho sức sống mạnh mẽ và bất diệt của con người trước những biến cố, biến động của cuộc đời.

- Khẳng định niềm tin vào vẻ đẹp, truyền thống tốt đẹp luôn trường tồn nếu con người biết gìn giữ, phát huy.

- Cây si – biểu tượng cho vẻ đẹp của Hà Nội.

Soạn Câu 4 ngắn nhất

Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm:

- Nghệ thuật trần thuật:

+ Giọng điệu trần thuật:giàu chất tự sự, triết lí.

+ Cách trần thuật: nhìn nhận vấn đề đa chiều.

+ Xây dựng nhân vật từ điểm nhìn của "tôi".

+ Tạo các tình huống gặp gỡ để khám phá nhân vật.

+ Ngôn ngữ thể hiện tính cách nhân vật.


Xem thêm các bài viết liên quan khác

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác