logo

Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (siêu ngắn)

Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 11 siêu ngắn sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn


Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Bản 1

Câu 1 (trang 112 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

a. Đoạn trích viết về ảnh hưởng của thơ văn Pháp đến các nhà thơ mới.

Quan điểm của tác giả: thừa nhận các nhà thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ văn Pháp nhưng họ đã Việt hóa hoàn toàn và vẫn giữ được bản sắc riêng.

b. Thao tác lập luận được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích là phân tích, ngoài ra còn có thao tác bình luận và bác bỏ.

c. Quan niệm sử dụng càng nhiều thao tác lập luận, đoạn văn càng hấp dẫn là sai lầm. Việc lựa chọn thao tác lập luận chủ yếu và các thao tác lập luận hỗ trợ cần căn cứ vào mục đích lập luận và mức độ nắm vấn đề của người viết. Mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận chính là mức độ thuyết phục, hấp dẫn của bài viết.

Câu 2 (trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Trình bày một luận điểm trong bài nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà thanh niên ngày nay cần. Có thể tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xác định chủ đề - xây dựng dàn ý hợp lí.

Bước 2: Trình bày một luận điểm trong dàn ý vừa làm:

- Chọn luận điểm cụ thể, xác định vị trí của luận điểm trong bài văn.

- Viết câu mở đầu đảm bảo giới thiệu được luận điểm, liên kết được với luận điểm trước.

- Xác định luận cứ và thao tác lập luận chủ yếu, thao tác lập luận hỗ trợ.

Bước 3: Triển khai luận điểm thành một hoặc một số đoạn văn.

Ví dụ: Bàn về phẩm chất dũng cảm của thanh niên trong xã hội ngày nay.

a. Dàn ý:

Mở bài: Giới thiệu về phẩm chất dũng cảm của thanh niên trong xã hội ngày nay.

Thân bài:

- Giải thích: Dũng cảm là dũng khí đương đầu và vượt qua thử thách khó khăn, chống lại cái xấu, cái ác. Trái với dũng cảm là hèn nhát, run sợ.

- Bàn luận:

+ Khẳng định dũng cảm là một phẩm chất đáng quý cần có ở thanh niên ngày nay.

+ Tại sao thanh niên ngày nay cần có phẩm chất dũng cảm?

> Cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi chúng ta phải vượt lên nỗi sợ hãi để thành công (lấy dẫn chứng).

> Cái ác, cái xấu và sự nguy hiểm luôn tồn tại xung quanh, nếu không có lòng dũng cảm, chúng sẽ lấn át cái tốt, cái đẹp (lấy ví dụ về phòng chống tội phạm, chống lại những lối sống tiêu cực như vô cảm, ích kỉ, vụ lợi…).

> Thanh niên là nguồn nhân lực chính, là chủ nhân của đất nước. Lực lượng thanh niên có dũng cảm, đất nước ấy mới mạnh mẽ và cường thịnh.

+ Mở rộng, liên hệ:

> Dũng cảm, kiên cường là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam.

> Tránh nhầm lẫn giữa dũng cảm với sự liều lĩnh, mù quáng, bất chấp đúng sai.

> Cần phê phán những người hèn nhát trong cuộc sống.

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Bài học nhận thức: coi trọng và có ý thức rèn luyện phẩm chất dũng cảm trong chính mình.

+ Bài học hành động: rèn luyện và phát huy sự dũng cảm trong học tập (vd: vượt qua nỗi sợ hãi để khẳng định bản thân trước đám đông), trong cuộc sống hàng ngày (vd: bảo vệ người yếu thế, lên tiếng khi gặp bất bình,…), trong công việc (vd: đấu tranh chống lại lối làm việc yếu kém, thái độ cửa quyền…).

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của phẩm chất dũng cảm với thanh niên hiện nay.

b. Viết thành đoạn văn

     Cuộc sống hiện đại đặt ra nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi thanh niên ngày nay phải biết vượt qua nỗi sợ hãi để đạt được thành công. Bởi lẽ dũng cảm không chỉ là cầm súng chiến đấu với giặc thù trong chiến tranh, cũng không chỉ là xả thân cứu người trong hoạn nạn. Dũng cảm còn là “chiến đấu” với sự tự ti, nhút nhát trong tâm lí chính mình để dám thể hiện mình và dám cất lên quan điểm riêng khi cần thiết. Nhiều bạn trẻ không thể vượt qua nỗi sợ trong lần thuyết trình đầu tiên để rồi sau đó tự đánh mất nhiều cơ hôi trong công việc. Dũng cảm còn là dám từ chối những lời mời hay những lời dụ dỗ đến từ những người quyền cao chức trọng hay những người có sức mạnh để tự bảo vệ mình cũng như bảo vệ người khác. Giá như các em học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Thanh Sơn dám dũng cảm chống lại và lên tiếng tố cáo hiệu trưởng Đinh Bằng My thì bản thân các em không phải chịu những tổn thương tinh thần lâu dài và không có nhiều thế hệ học sinh chịu chung cảnh ngộ như vậy.

Câu 3 (trang 113 SGK Ngữ văn 11 tập 2):

Đề bài: Bàn về bệnh quay cóp của Học sinh trong thi kiểm tra.

* Gợi ý về nội dung:

+ Thực trạng của bệnh quay cóp trong Học sinh ngày nay.

+ Tác hại của bệnh quay cóp.

+ Lời khuyên .

(Có thể chọn 1 trong các ý trên để dựng đoạn; Vận dụng kết hợp ít nhất 2 thao tác lập luận)

* Trình bày văn bản và chỉ ra các thao tác lập luận đã sử dụng.


Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Bản 2

Câu 1 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 112 - 113):

a. Đoạn trích viết về nguồn ảnh hưởng đối với các nhà thơ Mới

- Đối với vấn đề đó, theo tác giả, ảnh hưởng trong giao lưu là tất nhiên , tuy vậy, các nhà thơ của chúng ta vẫn có phong cách riêng trong những sáng tác của mình

b. - Tác giả sử dụng thao tác so sánh và phân tích là chủ yếu. Tuy nhiên, đoạn trích còn có thao tác lập luận bình luận và bác bỏ

c. - Không thể quan niệm một bài (đoạn) trích sử dụng càng nhiều thao tác lập luận thì càng có sức hấp dẫn được

- Phải xuất hiện từ mục đích viết để chọn chính xác các thao tác lập luận

- Phải căn cứ vào hiệu quả của bài viết đem lại để đánh giá mức độ thành công của việc vận dụng tổng hợp nhiều thao tác lập luận

Câu 2 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 113):

a. Bước thứ nhất

- Xác định chủ đề: Thanh niên cần có lòng tự trọng

- Xây dựng dàn ý:

Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề: Thời buổi hội nhập, thanh niên – thế hệ tương lai của đất nước cần có nhiều phẩm chất

- Nêu vấn đề nghị luận: Lòng tự trọng là một phẩm chất cần có đối với thanh niên

Thân bài:

• Giải thích thế nào là lòng tự trọng và tại sao phải có lòng tự trọng?

- Tự trọng: Là ý thức được bản thân, coi trọng danh dự, phẩm giá của chính mình.

- Tại sao cần phải có lòng tự trọng?

+ Tự trọng giúp bản thân mỗi người nhìn nhận đúng cái sai

+ Lòng tự trọng khơi nguồn các đức tính tốt đẹp khác

• Biểu hiện của những người có lòng tự trọng

- Lòng tự trọng thể hiện ở việc con người cố gắng trung thực

- Tự trọng là khi chúng ta sống và làm việc một cách nghiêm túc

- Sẵn sàng nhìn nhận cái sai của mình và lắng nghe những lời góp ý để sửa chữa một cách vui vẻ, chân thành, cởi mở

• Bàn luận mở rộng

- Bên cạnh những con người giàu lòng tự trọng, vẫn tồn tại những người đánh mất lòng tự trọng của bản thân ⇒ cần bị phê phán.

• Bài học nhận thức và hành động

- Mỗi con người cần ý thức và suy nghĩ đúng đắn về bản thân và trang bị cho bản thân lòng tự trọng

- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần cố gắng học tập, tiếp thu điều tốt đẹp từ thầy cô bạn bè

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà thanh niên cần có

- Lời nhắn nhủ

b. Bước thứ hai: Triển khai một luận điểm trong thân bài (Nên chọn luận điểm có nhiều vấn đề: Tại sao phải có lòng tự trọng…)

c. Học sinh viết đoạn văn từ một luận điểm đã chọn trong phần b và đọc trước lớp

Câu 3 (SGK Ngữ văn 11 tập 2 trang 113):

a. Tiếp tục triển khai một đoạn văn cho các luận điểm còn lại trên dàn ý

b. Có thể chọn vấn đề thứ 3. Nên hay không nên bàn về nhược điểm của người Việt Nam:

- Cần chứng minh việc bàn về nhược điểm của người Việt Nam là cần thiết: giúp con người nhìn nhận để khắc phục nhược điểm

- Bác bỏ những quan điểm sai lầm phủ nhận nhược điểm của con người VN

c. HS có thể sưu tầm một số đoạn văn trong Về luân lí xã hội ở nước ta…


Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận - Bản 3


Nội dung bài học

Các thao tác lập luận đã học:

- Thao tác lập luận phân tích.

- Thao tác lập luận so sánh.

- Thao tác lập luận bác bỏ.

- Thao tác lập luận giải thích.

- Thao tác lập luận chứng minh.

- Thao tác lập luận bình luận.


Luyện tập

Câu 1 (trang 112 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

a.

- Nội dung đoạn trích: Ảnh hưởng thơ Pháp với phong trào thơ Mới ở nước ta.

- Quan điểm của tác giả:

    + Sự giao lưu văn hóa là ngẫu nhiên.

    + Thơ Pháp có ảnh hưởng đến thơ Mới nhưng không làm mất bản sắc dân tộc trong thơ.

b.

- Thao tác lập luận được sử dụng: Phân tích và so sánh.

- Thao tác kết hợp: Bác bỏ, bình luận.

c.

- Không thể quan niệm một bài, một đoạn văn càng sử dụng nhiều thao tác lập luận, thì càng có sức hấp dẫn. Thao tác lập luận muốn mang đến hiệu quả cao nhất cần có sự kết hợp phù hợp.

- Dựa vào mục đích nghị luận để xác định thao tác lập luận phù hợp.

- Để đánh giá mức độ thành công của việc kết hợp các thao tác lập luận khác nhau cần dựa vào:

    + Các lập luận rõ ràng, mạch lạc, logic.

    + Vấn đề nghị luận được giải quyết trọn vẹn.

    + Diễn đạt hấp dẫn, thuyết phục người đọc, người nghe.

Câu 2 (trang 113 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trình bày một luận điểm trong bài văn nghị luận bàn về một trong những phẩm chất mà người thanh niên ngày nay phải có thì các bước cần tiến hành là:

Bước 1:

- Xác định vấn đề nghị luận:

    + Thanh niên ta ngày nay sống và làm việc cần phải có những phẩm chất tốt đẹp.

    + Lựa chọn một trong những phẩm chất thanh niên cần có: Năng động, sáng tạo, nhạy bén, tri thức, vượt khó...

- Xây dựng dàn ý:

    + Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.

    + Giải quyết vấn đề:

    ● Sự phát triển của thời đại, xã hội yêu cầu ở thanh niên những điều gì?

    ● Đáp ứng yêu cầu đó, thanh niên cần có phẩm chất...

    ● Thanh niên cần rèn luyện những gì để có được phẩm chất ấy và duy trì, phát triển nó theo hướng có lợi cho bản thân, xã hội.

    + Kết thúc vấn đề:

    ● Nêu ý nghĩa của vấn đề.

    ● Rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

Bước 2:

- Tự chọn một luận điểm để trình bày.

Ví dụ: Chọn luận điểm: Thanh niên cần rèn luyện những gì để có được phẩm chất ấy và duy trì, phát triển nó theo hướng có lợi cho bản thân, xã hội.

- Luận điểm đó nằm ở giải quyết vấn đề nghị luận.

- Viết câu chủ đề:

Ví dụ: Thanh niên cần rèn luyện rất nhiều để có thể duy trì và phát triển sự sáng tạo đó theo hướng có lợi cho bản thân, xã hội.

- Hình thức lập luận được sử dụng (phân tích, bác bỏ, so sánh hay bình luận).

Ví dụ: Thao tác bình luận.

    + Thanh niên cần không ngừng tích lũy kiến thức, tìm tòi kiến thức mới.

    + Tích cực tham gia vào những hoạt động học tập, công tác xã hội.

- Nên sử dụng kèm theo các thao tác lập luận nào để tăng hiệu quả diễn đạt.

Ví dụ: Thao tác phân tích, so sánh.

    + Thanh niên nếu không có sự sáng tạo sẽ không thể phát triển được bản thân.

    + Những thanh niên sáng tạo sẽ có tương lai tươi sáng hơn những thanh niên lười biếng, không chịu học hỏi, tiếp thu, sáng tạo cái mới.

Bước 3:

Viết đoạn văn hoàn chỉnh và trình bày trước lớp để rút kinh nghiệm.

Câu 3 (trang 113-114 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2):

Chọn vấn đề thứ 3: "Nên hay không nên bàn về những nhược điểm của người Việt Nam?".

Gợi ý các ý cần trình bày:

- Xác định vấn đề cần nghị luận:

    + Xã hội phát triển, con người cần hình thành những phẩm chất mới để phù hợp với yêu cầu của tiến bộ xã hội.

    + Thực tế cho thấy, người Việt Nam hiện nay có khá nhiều nhược điểm cần phải khắc phục, thay đổi.

- Xây dựng dàn ý:

    + Đặt vấn đề: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận

    + Giải quyết vấn đề:

    ● Đặc điểm của xã hội hiện nay: Khoa học phát triển, yêu cầu chuyên môn hoá ngày càng cao.

    ● Yêu cầu đặt ra đối với con người: Nhanh chóng đổi mới tư duy, nâng cao trình độ.

    ● Thực tế nhược điểm của người Việt Nam: Sự trì trệ bảo thủ trong công việc; đấu tranh chống ngoại xâm thì xả thân quên mình nhưng đấu tranh chống tiêu cực còn kiêng nể, né tránh.

    ● Tác hại của những nhược điểm: Xã hội trì trệ, con người chậm phát triển,...

    + Kết thúc vấn đề:

    ● Giải pháp: Đổi mới trong giáo dục, cá nhân phải tích cực đổi mới tư duy, học hỏi và tự rèn luyện.

    ● Rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác