logo

Bài Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK 10 trang 46, 47, 48 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK 10 trang 46, 47, 48 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.

>>> Xem thêm: Lính đảo hát tình ca trên đảo - Trần Đăng Khoa (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)


Chuẩn bị Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tìm hiểu thông tin từ các nguồn khác nhau về nhà thơ Trần Đăng Khoa và xuất xứ của bài Lính đảo hát tình ca trên đảo. Lựa chọn và ghi chép lại một số thông tin cần thiết giúp đọc, hiểu bài thơ; chú ý năm ra đời của bài thơ ( 1982)

Lời giải 

Về nhà thơ Trần Đăng Khoa:

- Sinh 26-4-1958 tại thôn Ðiền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Thanh, Hải Dương. Hiện ở Hà Nội.

- Khi mới 7, 8 tuổi; ông nổi tiếng với cái tên “thần đồng”.

- 10 tuổi, xuất bản tập thơ Từ góc sân nhà em.

- Tốt nghiệp trường Viết văn Nguyễn Du, Học viện Văn học Thế giới mang tên M. Gorki (CHLB Nga)

- Từng là lính Hải quân, học viên trường Sĩ quan Lục quân.

- Ngoài thơ, ông còn viết phê bình văn học.

- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1977).

- Hiện đang là biên tập viên tạp chí Văn nghệ quân đội.

Xuất xứ bài thơ: viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Cuộc sống lúc đấy còn thiếu thốn đủ điều nhưng tâm hồn những người lính luôn lạc quan, yêu đời, cất tiếng hát bao yêu thương.

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Em có hiểu biết gì về quần đảo Trường Sa và cuộc sống của những người chiến sĩ trên các đảo ấy?

Lời giải 

Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa (Việt Nam), với diện tích dưới 5km2. Trước khi có cái tên là Trường Sa như hiện nay, quần đảo này xuất hiện với những cái tên như Bãi Cát Vàng, Đại Trường Sa… Quần đảo nhiều đảo san sô, cồn cát…, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa. Cuộc sống nơi đây nhìn chung còn nhiều thiếu thốn nhưng trong họ luôn tràn ngập niềm yêu đời, sự lạc quan. Hầu hết, những người lính mang trong mình sứ mệnh giữ gìn và bảo vệ Tổ quốc, khi đến đây, được cảm nhận thiên nhiên và con người, họ lại càng muốn gắn bó hơn bởi sự chân chất.


Đọc hiểu bài Lính đảo hát tình ca trên đảo


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 46, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Khổ 1, 2: Chú ý từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng và sự đặc biệt của sân khấu do lính đảo tự tạo.

Lời giải 

Từ ngữ: bọn chúng anh, hỡi các chiến hữu, ta.

Sự đặc biệt: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn cánh gà.

Câu 2 (trang 47, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Khổ 3, 4: Chú ý chi tiết người lính đảo tự họa về ngoại hình của họ.

Lời giải 

 Chi tiết:

- Mấy chàng đầu trọc.

- Lính trọc đầu.

- Lính trẻ lính giả đều trọc tếu như nhau.

- Lúc vui gọi đùa là “sư cụ”.

Câu 3 (trang 47, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bản tình ca của lính đảo có gì đặc biệt?

Lời giải 

Bản tình ca có sự đặc biệt:

- Ngang tàng như gió biển.

- Lời ca toàn nhớ với thương.

- Ngỡ như vỏ ốc cất thành lời.

Lời ca tiếng hát của những chàng lính biển đảo hòa vào gió biển, hòa mình với thiên nhiên đất trời. Một bản tình ca đậm chất lãng mạn.

Câu 4 (trang 47, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý đến phép điệp trong các khổ thơ 8, 9.

Lời giải 

Phép điệp cấu trúc: Nào hát lên; Rằng…

Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Kết thúc bài thơ có điều gì bất ngờ?

Lời giải 

Điều bất ngờ trong kết thúc bài thơ đấy chính là những người lính đảo trọc đầu. Họ như những hòn đá ngoài biển khơi mạnh mẽ, cứng cỏi, chịu nắng mưa để bảo vệ sự bình yên cho quê hương.

Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK 10 trang 46, 47, 48 - Văn Cánh diều

Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 48, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo là ai? Có thể chia bài thơ làm mấy phần? Hãy đặt tên cho mỗi phần đó.

Lời giải 

- Nhân vật trữ tình: những người lính trên đảo.

- Bài thơ có thể chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (04 khổ đầu): giới thiệu về những người lính trên đảo.

+ Phần 2 (còn lại): khúc ca của những người lính trên đảo.

Câu 2 (trang 48, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biển diễn có gì đặc biệt? Đâu là lí do tạo ra sự đặc biệt này? Qua đó, em thấy hình tượng người lính đảo hiện lên như thế nào?

Lời giải 

Sân khấu của buổi biểu diễn sơ sài, không được chỉn chu, trang hoàng như các buổi trình diễn thường thấy. Sân khấu được những người lính đảo tạo nên bằng đá san hô kê lên, dùng tấm tôn để làm cánh gà.

Diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn chính là những người lính trên đảo. Họ hát ca cùng nhau thưởng thức, tự tạo cho mình niềm vui.

Lí do tạo nên sự đặc biệt: buổi biểu diễn diễn ra ngoài trời, xung quanh là biển đảo, gió to, sóng lớn.

Em thấy được hình tượng người lính đảo hiện lên là những chàng lính đảo vui vẻ, yêu đời và lạc quan. Trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên, thiếu thốn về vật chất nhưng trong họ vẫn ánh lên niềm vui đáng nể phục.

Câu 3 (trang 48, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Phân tích tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng để thể hiện hình tượng người lính đảo trong năm khổ thơ cuối.

Lời giải 

Để thể hiện hình tượng người lính đảo ở 5 khổ cuối, tác giả đã sử dụng một số biện pháp nghệ thuật sau:

- So sánh giai điệu của những người lính “ngang tàng như gió biển”, thể hiện sự rắn rỏi trong lời ca tiếng hát. Bên cạnh đó, những người lính trên đảo còn ví tình cảm thủy chung của mình “hơn muối mặn”.

- Nhân hóa tiếng hát của người lính như “vỏ ốc cất thành lời”. Sự nhân hóa đầy thú vị của họ. Đó là tiếng hát vang vọng.

- Điệp cấu trúc “Nào hát lên”, “Rằng…” nhằm nhấn mạnh niềm vui, sự tươi trẻ trong tâm hồn người lính.

Câu 4 (trang 48, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hãy chỉ ra mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Nêu nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ.

Lời giải 

Mạch cảm hứng theo thời gian. Mở đầu từ lúc chuẩn bị, biểu diễn và khi sắp sửa kết thúc.

Nhân xẹt về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ: ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu. Giọng điệu bài thơ lúc hồ hởi lúc trầm bổng. Nhìn chung, giọng điệu bài thơ mang đến sự vui tươi, nhộn nhịp.

Câu 5 (trang 48, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bài thơ viết về những người lính trên quần đảo Trường Sa vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX. Em có suy nghĩ gì về cuộc sống vật chất và tâm hồn của những người lính đảo.

Lời giải 

Vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX, đây là thời điểm đất nước còn đang giai đoạn khó khăn. Những người lính trên quần đảo Trường Sa lại càng thêm phần giai khổ. Những người lính có thể đến từ nhiều vùng miền khác nhau, họ phải tập thích nghi với cuộc sống mới. Cuộc sống thiếu thốn đủ điều. Vậy mà, đứng trước những khó khăn đầy khắc nghiệt, tâm hồn họ vẫn ánh lên niềm tin yêu, sự lạc quan, hồ hơi, luôn vui vẻ. Những người trọc đầu giống nhau, đêm về hòa lời ca vào gió biển. Thật trữ tình và lãng mạn!

Câu 6 (trang 48, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng)

Lời giải 

Ôi, tiếng hát thật tuyệt vời làm sao! Không hay như các ca sĩ mà mình thường nghe, nhưng nó có sự độc đáo. Có chăng là do buổi biểu diễn ngoài trời? Hay chăng là cái tình thốt lên lời? Giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, tiếng hát xua đi sự mệt mỏi. Những điệu nhạc vui tươi, sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả khiến mình mê đắm. Những người lính canh giữ biển đảo Tổ quốc tưởng chừng khô khan, song khiến mình vô cùng bất ngờ. Ở họ, vẫn có chất thi ca, chất nghệ thuật trong đấy. Những người lính trên đảo – đại diện cho hình tượng người lính chung trên quê hương, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ song mang tâm hồn tươi trẻ, tràn đầy sức sống.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Lính đảo hát tình ca trên đảo SGK 10 trang 46, 47, 48 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 04/07/2022 - Cập nhật : 16/10/2022