logo

Soạn bài: Liệt kê (chi tiết)

Hướng dẫn Soạn bài Liệt kê chi tiết. Với bản soạn văn 7 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập chi tiết nhất, qua đó nắm vững nội dung bài học


I. Thế nào là phép liệt kê ?


Câu 1. Các bộ phận in đậm trong câu

+Giống nhau về cấu tạo: có kết cấu tương tự nhau: danh từ + tính từ

+ Giống nhau về ý nghĩa: đều là những đồ vật đắt tiền, xa xỉ được bày biện lỉnh kỉnh quanh ông quan lớn và những người hầu cận.


Câu 2. Tác dụng trong việc tác giả nêu những sự việc có kết cấu khá giống nhau là:

+ Thể hiện được cuộc sống xa hoa, giàu có, phung phí của viên quan hộ đê, đặc biệt trong hoàn cảnh mà đê giữ làng đang sắp bị vỡ, nhân dân đang khốn cùng trong mưa gió thì càng nhấn mạnh được sự thờ ơ tận hưởng một cách tàn nhẫn của viên quan.


II. Các kiểu liệt kê:


Câu 1. Sự khác nhau xét về mặt cấu tạo trong các câu là:

Câu a):  tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải → kiểu liệt kê không theo từng cặp

Câu b) : tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải → kiểu liệt kê theo từng cặp,có sử dụng quan hệ từ và để liên kết


Câu 2.

Trong câu a) khi đảo trật tự các từ ý nghĩa câu không có gì thay đổi.

Trong câu b) rất khó có thể đảo trật tự các bộ phận trong phép liệt kê trên-> trật tự liệt kê theo thứ tự tăng tiến.

Câu 3.

Phân loại theo cấu tạo

Phân loại theo ý nghĩa

+ Liệt kê theo từng cặp

+ Liệt kê không theo từng cặp

+ Liệt kê tăng tiến

+ Liệt kê không tăng tiến


III. Luyện tập


Câu 1 (trang 106 sgk Văn 7 Tập 2):

Chỉ ra phép liệt kê trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta":

+ Từ xưa đến nay…………..bán nước và lũ cướp nước=> nhấn mạnh về sức mạnh của tinh thần yêu nước trong dân tộc

+ Bà Trưng / Bà Triệu / Trần Hưng Đạo / Lê Lợi / Quang Trung=> hình ảnh những vị anh hùng quyết chiến làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc.

+  "Đồng bào ta ngày nay …nồng nàn yêu nước"=> Lòng đồng tâm, hiệp lực của nhân dân cùng nhau đứng lên kháng Pháp.


Câu 2 (trang 106 sgk Văn 7 Tập 2):

Trong câu a:

+ Dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm.

+ Những cu li kéo xe……………..ngực đeo tấm Bắc Đẩu bội tinh hình chữ thập.

Trong câu b:

b) Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung


Câu 3 (trang 106 sgk Văn 7 Tập 2):

a. + Giữa sân trường, ai cũng háo hức hoà mình vào trò chơi cùng các bạn.Bên này nhảy dây, bên kia bắn bi, phía trái đá bánh, góc phải chơi đá cầu,....sân trường náo nhiệt hẳn lên.

b. "Những trò lố hay Va-ren và Phan Bội Châu" thể hiện được hình tượng hai nhân vật có sự tương phản gây ấn tượng mạnh. Đó là một Va-ren lố bịch,  gian xảo, mưu và một Phan Bội Châu kiên cường, khí phách hiên ngang, hết mình vì lí tưởng.

c. Hình tượng nhân vật Phan Bội Châu để lại trong em lòng tự hào về một người chiến sĩ cách mạng yêu nước, dũng cảm, bất khuất, kiên cường và bản lĩnh.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác