logo

Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản (chi tiết)


Soạn văn 8: Liên kết các đoạn văn trong văn bản


I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

Câu 1 (trang 50 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Hai đoạn văn tuy cùng viết về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại và cảm tưởng về ngôi trường ấy có sự liên kết với nhau.

Câu 2 (trang 50 Ngữ Văn 8 Tập 1)

a. Cụm từ "trước đó mấy hôm" bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho đoạn văn thứ hai, tức là "tôi" đã từng đến trường rồi nhưng hôm đó trường xa lạ còn lần này quen thuộc hơn.

b. Với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liên kết với nhau hơn, tác giả đến trường và kể lại rằng mấy hôm trước cũng đã từng đến trường rồi.

c. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản: làm cho hai đoạn văn liền mạch, thông suốt, tạo cho người đọc thấy được sự mạch lạc, chặt chẽ giữa các đoạn trong văn bản


II. Cách liên kết các đoạn trong văn bản

1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn (trang 51 Ngữ Văn 8 Tập 1)

a) – Đó là hai khâu tìm hiểu và cảm thụ.

- Từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn trên: "bắt đầu là", "sau...là".

- Các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: một là, hai là,... trước hết, tiếp theo, sau cùng,... đầu tiên, tiếp đó, sau nữa,... thứ nhất, thứ hai, thứ ba,... một mặt, mặt khác, sau nữa,...

b) – Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn đều liên quan đến trường Mĩ Lí.

- Từ ngữ liên kết hai đoạn văn là: nhưng lần này lại khác.

- Các phương tiện liên kết có ý nghĩa đối lập: nhưng, trái lại, ngược lại, tuy nhiên, tuy vậy, thế mà,...

c) – Từ "đó" thuộc loại đại từ. Trước "đó" là trước lúc nhân vật "tôi" lần đầu tiên cắp sách tới trường.

- Các đại từ được dùng làm phương tiện liên kết đoạn: từ đó, trước đó, sau đó, từ ấy,...

d) - Hai đoạn văn trên đều đề cập đến một nội dung là cách viết.

- Từ ngữ liên kết hai đoạn văn đó là "nói tóm lại".

- Những từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết có ý nghĩa tổng kết, khái quát sự việc: tóm lại, nhìn chung, nói khái quát, tổng kết lại, tóm gọn lại,...

2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn (trang 51 Ngữ Văn 8 Tập 1)

- Câu liên kết giữa 2 đoạn văn là: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!

- Câu này có tác dụng liên kết vì nó nối liền với nội dung đi học của cu Tí mà mẹ đã nhắc ở đoạn trên.


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 53 Ngữ Văn 8 Tập 1)

a. “nói như vậy” : quan hệ tổng kết

b. “thế mà” : quan hệ đối lập

c. “cũng”: quan hệ nối tiếp, liệt kê

“tuy nhiên”: quan hệ đối lập

Câu 2 (trang 54 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Chọn phương tiện liên kết thích hợp điền vào chỗ trống.

a. Từ đó

b. Nói tóm lại

c. Tuy nhiên

d. Thật khó trả lời

Câu 3 (trang 55 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Trước hết là nghệ thuật xây dựng nhân vật, cai lệ đã lộ bản chất ngay từ đầu thông qua các điệu bộ, cử chỉ, hành động của hắn. Còn chị Dậu được xây dựng theo quá trình phản ứng đối với lũ cai lệ, từ cam chịu, nhún nhường đến chống trả quyết liệt. Tiếp theo, là cách miêu tả hoạt động của các nhân vật qua sự quan sát tinh tế và khéo léo sắp xếp các tình huống sự vật. Cuối cùng là ngôn ngữ của các nhân vật phù hợp với từng hình tượng, từng hoàn cảnh, trạng thái. Tất cả đã tạo nên một sự khéo léo tuyệt vời cho đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ.

=> Phương tiện liên kết đã sử dụng đó là dùng từ nối. Những từ nối này có tác dụng nhấn mạnh thứ tự trước sau của các ý trong đoạn văn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác