logo

Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (siêu ngắn)


Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm


I. DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ

a) Dàn ý:

Mở bài:

Từ đầu đến...nằm lê liệt trên bàn: cảnh buổi sinh nhật đông vui

Thân bài:

Tiếp theo đến ....chỉ gật đầu không nói: món quà độc đáo của Trinh trong buổi sinh nhật

Kết bài:

Đoạn còn lại: Cảm xúc, tình cảm khi nghĩ về món quà sinh nhật Trinh tặng

b) Bài văn kể về món quà sinh nhật đầy bất ngờ mà Trinh tặng Trang nhân dịp sinh nhật. Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất

+ Chuyện xảy ra tại nhà Trang, vào ngày sinh nhật của Trang, trong hoàn cảnh Trình đến dự sinh nhật Trạng quá muộn, khi một vài bạn đã về Trinh mới đến khiến Trang vừa bất ngờ vừa lo lắng, bất ngờ hơn khi nhận món quà đầy ý nghĩa từ tay Trinh.

+ Chuyện xảy ra giữa Trang với các bạn của mình, nhân vật chính là Trinh và Trang

Trinh: chu đáo, hết mình vì bạn, hiểu và quan tâm bạn

Trang: sống tình cảm, lo lắng, bồn chồn khi bạn đến trễ, vui, hạnh phúc và trân trọng món quà từ bạn mình.

c) Diễn biến câu chuyện:

+ Mở đầu kể về buổi sinh nhật Trang đông vui nhưng thiếu Trinh- người bạn thân của cô

+ Đỉnh điểm câu chuyện là khi Trang đang trách nhầm người bạn của mình thì Trinh đến và tặng món quà đầy yêu thương cho Trinh

+ Kết thúc câu chuyện bằng niềm xúc động trong Trang khi được nhận món quà đó bàn tay Trinh chăm sóc, nâng niu bấy lâu.

Tình huống bất ngờ:

Trang chờ đợi Trinh trong tiệc sinh nhật mà mãi không đến, Trang đang có phần trách bạn mình thì Trinh đến với lý do đầy xúc động cho sự chậm trễ của mình. Trinh đã tặng cho Trang món quà đầy ý nghĩa khiến cô càng trân trọng người bạn của mình.

c) Các sự việc được tác giả kể theo trình tự thời gian, từ đầu buổi sinh nhật đến cuối buổi sinh nhật, trong dòng kể ấy có hồi ức khi người kể nhớ về sự việc đã diễn ra trước đó hôm tại nhà Trinh.


II. LUYỆN TẬP

Câu 1 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Dàn ý "Cô bé bán diêm".

Mở bài:

Một cô bé lang thang trên đường phố rao bán từng bao diêm nhỏ mong kiếm đồng tiền vào đêm ngày cuối năm

Thân bài:

+ Vì không bán được diêm, sợ bố đánh nên em bé chẳng dám về nhà

+ Em co ro một mình nơi góc tường lạnh lẽo, chẳng một ai quan tâm đến em

+ Từng cơn gió rét giá buốt tàn nhẫn khiến đôi bàn tay em lạnh cóng.

+ Để vơi đi lạnh giá, em đành quẹt những que diêm:

- Em quẹt que diêm thứ nhất: thấy lò sưởi ấm

- Em quẹt que diêm thứ hai: thấy bàn ăn đầy thịnh soạn

- Em quẹt que diêm thứ ba: thấy cây thông nô-en đầy lộng lẫy hiện ra

- Em quẹt que diêm thứ tư: thấy bà đang mỉm cười với em

- Em quẹt tiếp những que diêm còn lại: níu giữ bóng hình người bà yêu quý

Kết bài:

Trong đêm giao thừa ấy, em bé bán diêm tội nghiệp đã chết vì đói và rét. Và có lẽ, chẳng ai có thể biết được rằng em đã hạnh phúc đến nhường nào trong giây phút được đến bên bà, được hồi sinh trong vòng tay bà ngày đầu năm mới.

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1):

Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động nhớ mãi”

- Mở bài: Giới thiệu về người bạn đó và nêu kỉ niệm của em và bạn khiến em nhớ mãi

- Thân bài:

+ Sự việc xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào?

+ Sự việc xảy ra trong hoàn cảnh nào?

+ Diễn biến sự việc ấy ra sao?

+ Điều khiến em xúc động và ấn tượng nhất là gì? Những suy nghĩ của em về kỉ niệm đó?

- Kết bài:

Cảm xúc trong em khi nhớ về câu chuyện và người bạn ấy ra sao?

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác

/* */ /* */
/*
*/