logo

Soạn bài: Làm thơ lục bát (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Làm thơ lục bát chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


I. LUẬT THƠ LỤC BÁT


Câu 1. Đọc kĩ câu ca dao


Câu 2. Trả lời câu hỏi

a. Số tiếng mỗi dòng thơ: trong mỗi cặp thơ thì câu đầu (câu lục) có 6 tiếng, câu sau (câu bát) có 8 tiếng

b. Kẻ sơ đồ

        B      B      B      T      B      B(V)

T      B      B      T      T      V      B      B(V)

        T      B      T      T      B      B(V)

T      B      T      T      B      B(V)    B      B

c. Tương quan thanh điệu giữa hai tiếng là: tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 sẽ là thanh huyền và ngược lại.

d. Luật của thơ lục bát

- Số câu trong bài thơ: Tối thiểu bài thơ lục bát phải có 2 câu. Cặp câu đó bao gồm một câu thơ 6 tiếng (câu lục) và một câu thơ 8 tiếng (câu bát).

- Luật dành cho các tiếng chẵn (bắt buộc phải thực hiện đúng như luật đó)

+ Câu lục: B – T – B

+ Câu bát: B – T – B – B

- Với những câu tiếng lẻ như câu 1, 3, 5, 7

- Luật gieo vần

+ Tiếng thứ 6 của câu 6 (câu lục) lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu 8 (câu bát)

+ Tiếng thứ 8 của câu 8 (câu bát) sẽ mở đầu một vần mới, vần mới này sẽ hiệp vần với tiếng thứ sáu của của câu 6 (câu lục) cùng với tiếng thứ sáu của câu bát tiếp theo. Thông thường các vần này sẽ là thanh bằng.

- Về nhịp:

+ Câu 6 tiếng (câu lục): 2/2/2; 2/4 và 3/3

+ Câu 8 tiếng (câu bát): 2/2/2; 4/4; 3/5 và 2/6


II. LUYỆN TẬP


Câu 1. Điền từ để tạo thành thơ lục bát theo mô hình ca dao

(1): như là

=> Lý do chọn:

- Về ý: Hợp với nghĩa chung của cả hai câu thơ và lẽ thường tình

- Về vần: vì tiếng thứ sáu của câu lục mang thanh bằng “xa” cho nên tiếng thứ sáu của câu bát cũng phải mang thanh bằng

(2): vững bền tương lai                                                  

- Về ý: hợp với nghĩa của câu trên nhằm cổ vũ, khích lệ tinh thần ham học

- Về vần: tiếng thứ sáu của câu lục mang thanh bằng “bền” cho nên tiếng thứ sáu của câu bát cũng phải cùng thanh bằng

(3): Cây xòe bóng nắng trốn tìm cùng em

- Về ý: Hợp với nghĩa của câu lục đang miêu tả khu vườn

- Về vần: tiếng thứ sáu câu lục là “chim” mang thanh bằng nên tiếng thứ sáu của câu bát cũng mang thanh bằng


Câu 2. Tìm lỗi sai

Cả hai câu thơ lục bát đều sai vì không tuân thủ nguyên tắc hiệp vần cùng với luật bằng trắc

(1) Vì tiếng thứ sáu của câu lục mang vần “oài” nên tiếng thứ sáu của câu bát cũng cần tương thích với nó. Vậy nên ta có thể sửa từ “bòng” thành “xoài”

(2) Vì tiếng thứ sáu của câu lục mang vần “ành” nên tiếng thứ sáu của câu bát cũng cần tương thích với nó. Vậy có thể sửa cụm “tiến lên hàng đầu” thành “trở thành trò ngoan”

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác