logo

Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm (ngắn nhất)


Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối năm


I. Hướng dẫn chung


II. Gợi ý đề bài

Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

C

B

A

C

D

D

7

8

9

10

11

12

D

D

C

D

A

B

Phần tự luận

Đề 1

Câu 1 (trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Gợi ý:

a. Tác giả:

- Tô Hoài là nhà văn hiện đại của văn học Việt Nam, sinh ra tại Hà Đông, tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen.

- Từng làm nhiều nghề để kiếm sống như: kế toán, dạy trẻ, bán hàng,….-> đi nhiều, am hiểu nhiều về văn hoá, phong tục tập quán.

- Ông để lại một thành tựu văn học vô cùng lớn với nhiều thể loại như truyện ngắn, hồi ký, truyện dài hay tiểu luận.

- Tập truyện Tây Bắc là thành tựu đáng ngưỡng mộ của Tô Hoài, trong đó Vợ chồng A Phủ là tiêu biểu và đặc sắc nhất.

b. Tác phẩm:

- Truyện “Vợ chồng A Phủ” được sáng tác năm 1952.

- Tác phẩm gồm hai phần chính.

- Đoạn trích trong sách giáo khoa là phần thứ nhất của tác phẩm.

Câu 2 (trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Gợi ý:

* Tình huống trong Vợ nhặt là tình huống vừa bất ngờ lại vừa éo le.

- Tình huống bất ngờ:

+ Tràng xấu xí, nhà nghèo, có phần ngu ngốc -> rất khó lấy vợ.

+ Nhặt được vợ một cách dễ dàng, chỉ mất vài bát bánh đúc bên đường.

- Tình huống éo le:

+ Tràng lấy vợ trong cảnh chết chóc vì đói rất nhiều

+ Nuôi thân không nổi lại đèo bồng -> khổ càng thêm khổ

* Cảm xúc của mọi người trước tình huống

+ Người dân trong xóm ngụ cư vừa buồn cười, vừa bất ngờ lại vừa thương xót.

+ Bà cụ Tứ vừa mừng, vừa tủi.

+ Chính Tràng cũng chưa thể tin được là mình đã có vợ.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

+ Tố cáo xã hội nửa phong kiến thực dân khiến con người sống trong khổ cực.

+ Niềm tin vào một hạnh phúc nhỏ bé giữa cuộc sống bức bối với những lắng lo hằng ngày.

+ Góp phần thể hiện tư tưởng của truyện.

Đề 2

Câu 1 (Trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Gợi ý:

a. Tác giả:

- Ơ. Hê - minh – uê sinh năm 1899 là một nhà văn nổi tiếng của văn học Mĩ, cũng là một nhà báo, một tiểu thuyết gia vô cùng nổi tiếng.

-Từng tham gia Chiến tranh thế giới thứ I.

- Năm 1954, Ơ. Hê - minh – uê được giải Nobel về văn học.

- Văn phong ông có đặc điểm nổi bật: viết theo nguyên lí Tảng băng trôi.

- Tác phẩm chính: Mặt trời vẫn mọc), Chuông nguyện hồn ai, Giã từ vũ khí Trong thời đại chúng ta …

b. Tác phẩm Ông già và biển cả:

- Được viết tại Cuba vào năm 1951, giới thiệu đến công chúng vào năm 1952.

- Là truyện ngắn viễn tưởng, là một đỉnh cao trong văn học của ông.

 - Tác phẩm thể hiện nghị lực ý chí của con người trước nghịch cảnh, thách thức để làm nên chiến thắng.

 - Là truyện ngắn được viết theo nguyên lí tảng băng trôi.

Câu 2 (Trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Gợi ý:

* Các ý cần đạt:

- Giải thích ý kiến: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

- Chứng minh ý kiến:

+ Thời gian trôi qua, mỗi phút giây đều quan trọng và có ý nghĩa nếu ta biết làm việc ý nghĩa. Ví dụ thực tiễn

+ Lời nói thì dễ dàng có thể phát ngôn, những để thu lại thì đó là điều không thể. Ví dụ thực tiễn.

+ Cơ hội không phải khi nào cũng đến với chúng ta, nếu bỏ lỡ có thể vuột mất. Ví dụ thực tiễn

- Phản đề:

+ Một vài người trẻ lãng phí thời gian, để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa.

+ Một số kẻ dùng lời nói để giết trái tim và tâm hồn người khác, là công cụ để phỉ báng, gây mất danh dự của người khác, một vài người hứa mà không làm, không hành động, dùng ngôn từ sáo rỗng.

+ Một số trường hợp bỏ lỡ cơ hội rồi dằn vặt, hối tiếc.

- Bài học rút ra:

+ Nên biết quý trọng thời gian, tiết kiệm và sống thật có ý nghĩa trong mỗi khoảnh khắc.

+ Suy nghĩ trước khi nói, Lời nói cần tinh tế, nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương người khác.

+ Không bỏ lỡ cơ hội, biết nắm bắt thời cơ.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác