logo

Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 (siêu ngắn)

Hướng dẫn Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 11 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm dễ dàng nhất.


Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 - Bản 1


I. TRẮC NGHIỆM

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

C

C

D

C

D

Câu

7

8

9

10

11

12

Đáp án

D

D

D

A

A

D


II. TỰ LUẬN

Câu 1 (trang 210 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.

Thân bài:

* Giải thích:

- Tự học là gì?

* Phân tích, chứng minh, bình luận

- Biểu hiện, những cách thức thực hiện của việc tự học?

- Lợi ích và hứng thú của việc tự học.

+ Giúp người học chủ động.

+ Khiến kiến thức trở nên sống động, vững vàng hơn.

+ Tạo hứng thú cho quá trình học tập, kích thích tư duy phát triển, sáng tạo.

- Tự học trong mối quan hệ với học hỏi nói chung: Tự học là một phần quan trọng của học hỏi, muốn học hỏi có hiệu quả phải biết cách tự học.

- Liên hệ thực tiễn.

- Bài học nhận thức và hành động.

Kết bài: Khẳng định vấn đề.

Câu 2 (trang 210 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

- Dẫn dắt vấn đề

Thân bài:

- Khẳng định cả hai ý kiến đều đúng

- Phân tích, chứng minh, bình luận

* Hai đứa trẻ trước hết là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn.

- Hình ảnh ngày tàn được báo hiệu bằng tiếng trống thu không, mặt trời lặn,...

- Hình ảnh phiên chợ tan: Mọi người gần như đã về hết, chỉ còn lại đôi người đang còn dở câu chuyện; trên đất la liệt rác rưởi; lũ trẻ con đang cố nhặt nhạnh, tìm tòi những gì còn có thể dùng được của những người bán hàng để lại,...

- Hình ảnh những kiếp người tàn: mẹ con chị Tí, vợ chồng bác xẩm, cụ Thi điên, hai chị em Liên,...

=> Tất cả gợi lên nhịp sống đơn điệu, quẩn quanh và tẻ nhạt của phố huyện.

* Tuy thế, Hai đứa trẻ còn là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Tất cả những con người nghèo khổ, tội nghiệp (nhất là chị em Liên) ở cái phố huyện buồn tẻ ấy dù khổ sở nhưng vẫn không nguôi hi vọng. Niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn được gửi gắm vào hình ảnh đoàn tàu. Đêm nào cũng vậy, chị em Liên và những người dân ở phố huyện nghèo khổ ấy chờ đợi một chuyến tàu qua, bởi nó mang đến cho cuộc sống của họ ánh sáng, niềm vui (dù rất nhanh, rất nhỏ). Chuyến tàu là cái gì đó đối lập, khác hẳn với cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo của họ. Nó gợi cho họ niềm tin, niềm hi vọng vào một cái gì đó đẹp đẽ hơn cho cuộc sống của họ trong tương lai.


Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 - Bản 2


I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: D – Ngô Thì Nhậm.

Câu 2: C – Dũng cảm chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc.

Câu 3: C – Thương vợ

Câu 4: D – Bài ca phong cảnh Hương Sơn

Câu 5: C – Thực dân, nửa phong kiến

Câu 6: D – Để tỏ thái độ khiêm tốn, nhún nhường

Câu 7: D – Cả ba ý trên

Câu 8: D – Uất ức, tuyệt vọng vì bị cự tuyệt quyền làm người

Câu 9: B – Hàm súc; giàu hình ảnh, cảm xúc; gần gũi với người lao động.

Câu 10: A – Hai

Câu 11: A – Ẩn dụ

Câu 12: D – Khởi ngữ, thành phần phụ chú, trạng ngữ chỉ tình huống.


II. TỰ LUẬN

Câu 1 (trang 210 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Bàn về lợi ích và hứng thú của việc tự học

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

Thân bài:

   + Tự học là gì?

   + Biểu hiện, những cách thức thực hiện của việc tự học?

   + Lợi ích và hứng thú của việc tự học.

- Giúp người học chủ động.

- Khiến kiến thức trở nên sống động, vững vàng hơn.

- Tạo hứng thú cho quá trình học tập, kích thích tư duy phát triển, sáng tạo.

   + Tự học trong mối quan hệ với học hỏi nói chung.

- Tự học là một phần quan trọng của học hỏi, muốn học hỏi có hiệu quả phải biết cách tự học.

   + Liên hệ thực tiễn.

Kết bài: Khẳng định vấn đề.

Câu 2 (trang 210 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Nêu ý kiến của anh chị về chủ để của truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh chị, đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khao khát vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?

Mở bài: Giới thiệu vấn đề (nêu ra cả hai ý kiến).

Thân bài:

   + Khẳng định: Truyện ngắn Hai đứa trẻ là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ, nhưng thông qua đó, tác giả thể hiềm khao khát vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người.

   + Truyện ngắn Hai đứa trẻ trước hết là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ.

- Hình ảnh phố Huyện lúc chiều tàn: thời gian, không gian, khung cảnh chợ tàn,...

- Hình ảnh phố Huyện khi đêm xuống: màn đêm bao phủ, u buồn, tịch mịch.

- Hình ảnh những con người bé nhỏ, cầm cự để mưu sinh: mẹ con chị Tí, bác Siêu, bà cụ Thi điên, hai chị em Liên và An.

   + Truyện ngắn còn thể hiện khao khát vươn tới cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn của con người.

- Những dòng tâm sự, suy nghĩ, hồi tưởng của Liên.

- Hình ảnh đoàn tàu đêm chạy qua phố Huyện.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, khẳng định tài năng và tư tưởng nhân đạo của nhà văn Thạch Lam.

Ý nghĩa

Học sinh ôn tập lại những kiến thức mấu chốt, trọng tâm của kì học để chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối kì.


Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 - Bản 3


I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: D

Câu 2: C

Câu 3: C

Câu 4: D

Câu 5: C

Câu 6: D

Câu 7: D

Câu 8: D

Câu 9: B

Câu 10: A

Câu 11: A

Câu 12: D


II. TỰ LUẬN

Câu 1 (trang 210 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Mở bài:

- Nêu vấn đề nghị luận: Tự học có lợi ích vô cùng to lớn

Thân bài:

* Giải thích thế nào là tự học

- Tự học là bản thân mỗi người tự mình học tập, không cần ai nhắc nhở , không cần ai phàn nàn.

*Tại sao phải tự học?

- Tự học giúp cho bản thân mỗi người hình thành được một nhân cách tốt, có sự tự giác, chủ động, không ỷ lại hay dựa dẫm vào người khác

- Tự học giúp nâng cao tính sáng tạo, sự nhạy bén và khả năng tư duy

- Tự học còn giúp tăng sự ham thích trong học tập

*Biểu hiện của việc tự học.

- Ngoài việc học tập ở trường về nhà tự giác làm đầy đủ bài tập cũng như tìm thêm những bài tập khác để nâng cao khả năng của bản thân

- Tự vạch ra kế hoạch học tập cũng như những việc cần phải làm để tự học tập.

- Những tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học: Chủ tịch Hồ Chí Minh…

*Biện pháp rèn luyện được tính tự học

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề

- Lời nhắn

Câu 2 (trang 210 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Mở bài:

- Giới thiệu về Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

- Trích dẫn vấn đề về chủ đề của truyện ngắn: Đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ hay là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?

Thân bài:

1. Khẳng định vấn đề: Hai đứa trẻ vừa là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ lại vừa là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn?

2. Chứng minh:

a. Là câu chuyện về ngày tàn

- Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn: được miêu tả qua âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét => Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn

b. Là câu chuyện về một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ

- Cảnh chợ tàn:

+ Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.

+ Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.

- Con người:

+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ.

+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.

+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.

+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.

+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.

=> Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện nghèo.

c. Là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn

- Họ mong chờ một chuyến tàu mang ánh sáng đến với phố huyện nghèo, ước mong về một thế giới khác hơn

3. Tấm lòng Thạch Lam khi xây dựng câu chuyện như thế

- Cảm thông cho số phận những con người nhỏ bé và trân trọng những ước mơ của họ

Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác