logo

Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 (ngắn nhất)


Soạn bài: Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1-D

2-C

3-C

4-C

5-D

6-A

7- D

8-D

9-D

10-C

11-A

12-D


II. PHẦN TỰ LUẬN

Chọn một trong hai đề….

Đề 1 (trang 210 sgk Ngữ Văn 11 Tập):

Bàn về lợi ích và hứng thú của việc học.

Để học tập tốt có rất nhiều phương pháp như: học trên lớp, học thêm, học ở nhà, học theo nhóm,…Trong đó tự học là phương pháp mang lại khá nhiều hiệu quả.

Tự học là tự rèn luyện, tự làm bài tập, đọc sách, tự bổ sung thêm kiến thức cho bản thân mà không cần ai nhắc nhở, không cần sự giúp đỡ của người khác.

Tuy cách thực hiện đơn giản nhưng nó mang lại hiệu quả khá lớn. Trước hết, nó rèn luyện sự kiên trì và nhiều kỹ năng mềm. Tự học rèn luyện cho ta sự tự giác, tính kỷ luật khi tự lập kế hoạch học và kiên trì để mình theo đuổi sự học, không vì chút chán nản mà từ bỏ. Tự học giúp ta củng cố kiến thức đã học được bằng các bài tập tự luyện, trang bị thêm kiến thức mới chưa biết. Nó cũng giúp ta hoàn thiện bản thân khi nhìn rõ các ưu điểm, khuyết điểm, từ đó phát huy điểm tốt, khắc phục lỗ hổng kiến thức.

Tự học là một phương pháp hiệu quả rèn luyện cho mình nhiều điều. Chúng ta nên lập cho mình một kế hoạch học tập, đồng thời kết hợp với phương thức học tập khác để cho kết quả cao.

Đề 2(trang 210 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Nêu ý kiến của anh (chị) về chủ đề truyện ngắn Hai đứa trẻ. Theo anh (chị), đó là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn và những cuộc đời tàn tạ, hay câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp.

Truyện ngắn “Hai chị em” tiêu biểu cho phong cách viết truyện nhẹ nhàng, cốt truyện đơn giản mà hấp dẫn của Thạch Lam. Truyện kể về những con người nghèo khổ nơi phố huyện nhưng vẫn giữ trong mình niềm hy vọng mãnh liệt.

Khung cảnh hiện lên với sự nghèo đói và buồn tẻ, ngày ngày lặp đi lặp lại như một vòng lặp vô tận. Ngày tàn báo hiệu bằng những dấu hiệu như tiếng trống, mặt trời lặn sau những rặng tre đang dần đen lại. Cái tàn tạ được khắc họa rõ nét hơn qua hình ảnh phiên chợ quê tàn với những đứa trẻ con nghèo đang cố nhặt nhạnh, tìm kiếm những gì còn sót lại trên mặt đất bẩn thỉu toàn rác rưởi. Một cuộc sống nghèo túng, buồn tẻ lặp đi lặp lại. Con người trong cuộc sống ấy hiện lên tàn tạ, nghèo túng như chính nơi họ sinh sống, được nhà văn khéo léo khắc họa qua hình ảnh mẹ con chị Tí, vợ chồng bác hát xẩm, bà cụ thi điên, và đặc biệt qua hai chị em Liên.

Giữa cuộc sống tàn tạ, tưởng chừng như tuyệt vọng, họ vẫn giữ một niềm hi vọng nhỏ nhoi. Liên vẫn luôn nhớ về và ao ước cuộc sống ngày xưa. Tất cả con người ở đây học gửi gắm hy vọng vào một vật thể nhỏ nhoi: chuyến tàu đêm. Ánh sáng chói lòa của con tàu, sự đông vui nhộn nhịp của nó đại biểu cho khát vọng sống tốt hơn của họ. Cả tác phẩm niềm hi vọng ấy nổi bật lên như một tượng đài, gợi lên một điều gì đó tốt đẹp cho tương lai.

Bằng phong cách viết gần gũi, đơn giản tiêu biểu của Thạch Lam, “Hai đứa trẻ” đã chiếm được sự yêu mến của độc giả.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác