logo

Soạn bài: Hai cây phong

Tuyển tập soạn bài Hai cây phong lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Hai cây phong


TÓM TẮT:

Hai cây phong đứng sừng sững và hùng vĩ giữa ngọn đồi trên núi làng Ku-ku-rêu. Chúng có sức hấp dẫn kỳ lạ bởi có tiếng nói , có tâm hồn mà chúng mang đến. Hai cây phong cũng là nơi gắn với những miền ký ức thuở nhỏ của tác giả và lũ trẻ trong làng, mang lũ trẻ khám phá những vùng đất đầy mới mẻ .

Soạn bài: Hai cây phong lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


BỐ CỤC:

- Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): Cảm nhận của tác giả về hai cây phong

- Phần 2 (còn lại): những kỉ niệm tuổi thơ gắn với hai cây phong


Soạn bài Hai cây phong 3 cách


Câu 1 (trang 100 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí thế nào với từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" quan trọng hơn?

Soạn bài: Hai cây phong lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Hai mạch kể với đại từ nhân xưng "tôi" và "chúng tôi" đan xen lồng vào nhau:

- Nhân vật “tôi” chỉ sự cá nhân khi kể lại câu chuyện này trong thời điểm hiện tại. Còn “ chúng tôi” chỉ về nhiều cá thể, đó là nhóm những người bạn cùng tuổi chơi chung của nhân vật “tôi” trong đó có cả nhân vật “ tôi” khi nói về những chuyện trong quá khứ.

- Mạch kể của nhân vật "tôi" quan trọng hơn vì nhân vật tôi có mặt ở cả hai mạch kể,nhân vật tôi cũng xất hiện ở phần đầu và kết thúc của câu chuyện.Toàn bộ sự vật sự việc,bức tranh thiên nhiên đều được ngắm nhìn,cảm nhận bở nhân vật tôi.

Soạn siêu ngắn

Hai mục kể chuyện:

+ Người kể chuyện xưng " tôi" trong mạch kể thứ nhất khi viết về những cảm xúc của bản thân về hai cây phong trong hiện tại và quá khứ

+ Người kể chuyện xưng " chúng tôi" trong mạch kể thứ hai, khi viết về những cảm xúc của tập thể đối với thảo nguyên và hai cây phong với kỉ niệm tuổi thơ

Mạch kể chuyện mà người kể xưng " tôi" quan trọng hơn, bởi vì:

+ Mạch kể này chiếm vị trí lớn về độ dài trong tác phẩm

+ Trong cả hai mạch kể đều có sự xuất hiện của người kể " tôi".

Soạn chi tiết

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1 : từ đầu đến “phía Tây”

+ Phần 2: Tiếp đến “gương thần xanh”

+ Phần 3: Tiếp đến “ biêng biếc kia”

+ Phần 4 : Còn lại

- Người kể chuyện xưng tôi: khi kể về những cảm xúc tâm hồn riêng về hai cây phong. Xưng tôi ở phần 1, 2, và 4.

- Xưng chúng tôi: khi thể hiện cảm xúc tập thể (trong đó có tôi về 2 cây phong và thảo nguyên)

-> Tác phẩm gồm hai mạch kể ít nhiều phân biệt, lồng ghép vào nhau.

=> Mạch kể của người xưng tôi quan trọng hơn vì nó có cả ở cả hai mạch kể. Việc kết hợp cả hai mạch kể vừa mở rộng cảm xúc riêng, cảm xúc chung, góp phần to lớn vào việc thể hiện tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên một cách sâu sắc, to lớn của cả một thế hệ.


Câu 2 (trang 100 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa?

Soạn bài: Hai cây phong lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi" điều thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm chúng ngất ngây đó là:

+ Những kỉ niệm bọn trẻ phá tổ chim,chân đất,bám chắc vào các mấu....phá vỡ sự yên bình vốn có của những loài chim làm tổ trên cây.

+ Ngồi dưới cành cây...lắng nghe tiếng gió.Hai cây phong khổng lồ,nghiêng ngả như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.

- Ngòi bút đậm chất hội họa: màu sắc vừa chứa đầy sức sống tạo vẽ nên một bức tranh đẹp với những màu xanh huyền ảo. Thiên nhiên được vẽ nên thật hùng vĩ (đất,dải thảo nguyên,dòng sông,đám mây,đồng cỏ).

Soạn siêu ngắn

Trong mạch kể người kể chuyện xưng " chúng tôi" , điều khiến bọn trẻ ngây ngất là:

+ Hai cây phong đung đưa, nghiêng ngả như mời gọi lũ trẻ

+ Trên những cành cao có bầy chim gọi mời với vô vàn âm thanh sống động, mở ra những thế giới đẹp đẽ bao la ánh sáng và những miền đất đầy bí ẩn, quyến rũ

Có thể nói người kể như một hoạ sĩ bởi ngòi bút giàu sức hội hoạ:

+ Vẽ ra bức tranh mang vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa mang sức sống tuyệt diệu của thiên nhiên

+ Chất văn phóng khoáng gợi ra những nét vẽ của không gian thảo nguyên xinh đẹp

Soạn chi tiết

- Hai cây phong trên đồi cao gắn với kỉ niệm về năm học cuối cùng trước kì nghỉ hè, bọn trẻ ào lên phá tổ chim, Khi leo lên, lũ trẻ thấy mở ra “thế giới đẹp vô ngần của không gian bao la ánh sáng” điều đó đã làm chúng ngây ngất.

- Hình ảnh hai cây phong chỉ được vẽ bằng đôi ba nét nhưng lại thâu tóm được cái hồn của nó …. “khổng lồ”, “cành cao ngất đến ngang tầm cánh chim bay”, “bóng râm mát rượi”, nghiêng ngả, đung đưa như muốn chào mời.

- Bức tranh viễn cảnh: chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục.

- Từ đầu đoạn trích, tác giả đã đưa người đọc đến với vùng đất Ku-ku-rêu với tất cả vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thung lũng, thảo nguyên, rặng núi. Hai cây phong không phải là món quà từ thiên nhiên nhưng đã từ rất lâu cũng có mặt ở đây, Và cũng rất tự nhiên chúng trở thành của riêng là ku-ku-rêu. Người kể luôn dành tình cảm đặc biệt cho hai cây phong, chi phối cả niềm vui, nỗi buồn, chỉ vài ba nét phác họa những đã cho ta thấy được sự tài hoa của người nghệ sĩ đậm chất hội họa.


Câu 3 (trang 101 Ngữ Văn 8 Tập 1)

Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng "tôi", nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ. 

Soạn bài: Hai cây phong lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Nguyên nhân gây xúc động cho " tôi" là hình ảnh hài cây phong, đó cũng là hình ảnh chiếm vị trí trung tâm của tác phẩm bởi:

+ Hai cây phong đã in sâu vào trong tiềm thức của tác giả với những ấn tượng tuổi thơ và kí ức không thể phai mờ

+ Hai cây phong sừng sững giữa ngọn đồi làng tựa những ngọn hải đăng tuyệt vời, dẫu đi xa vẫn có thể nhìn rõ và cảm biết được chúng

+ Hai cây phong cũng gắn với ký ức về tình cảm người thầy Đuy- sen cao quý

Hai cây phong được miêu tả và kể như những con người bởi tác giả không chỉ viết về những gì mình quan sát thấy mà còn hoá thân vào chúng để cảm nhận được tiếng nói và tâm hồn riêng của chúng.

Soạn siêu ngắn

Trong mạch kể xưng "tôi",hai cây phong chiếm vị trí trung tâm. Hai cây phong chứa đựng miền kí ức về những điều bình dị mà vui vẻ nhất. Tình yêu quê hương cũng lớn lên, gắn liền với hình ảnh hai cây phong. Hai cây phong là một nét chấm phá nổi bật trong bức tranh quê hương, tạo nên điểm nhấn trong lòng mỗi con người nơi đây.

- Trong mạch kể chuyện được kèm theo những câu văn miêu tả hình ảnh của hai cây phong, sống động như con người. Nhân vật “ tôi” đặt mình vào đó, cảm nhận hơi thở, tiếng lòng của hai cây phong

Soạn chi tiết

* Trước cảm nhận của “tôi”:

- Vị trí cao, trên làng, trên đỉnh đồi

- Như ngọn hải đăng đặt trên núi

- Như hai cọc tiêu dẫn lối về làng

- Gắn liền với kỉ niệm thời thơ ấu

=> Thể hiện sự nâng niu, trân trọng.

* Hai cây phong có tiếng nói, tâm hồn riêng:

- Miêu tả: ... nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá, không ngớt tiếng rì rào, lời ca êm dịu, như sóng thủy triều, thì thầm, đốm lửa vô hình, tiếng thở dài thương tiếc ai, reo vù vù như ngọn lửa, cháy rừng rực trong bão giông.

=> Hình dung hai cây phong như hai anh em sinh đôi, 2 con người với sức lực dẻo dai dũng mãnh, tâm hồn phong phú, có cuộc sống riêng.

- Kỉ niệm và kí ức huyền ảo ấy vẫn thường đi về, ám ảnh tâm trí -> Sức mạnh và sự ám ảnh bền lâu, dai dẳng suốt cuộc đời, không phải ai cũng có được tâm trạng ấy. Hai cây phong gắn với người thầy đầu tiên có công xây dựng ngôi trường đầu tiên. Chính thầy đã đem hai cây phong về đây cùng với cô học trò nghèo khổ An-tư-nai. Hai cây phong là nhân chứng cho câu chuyện xúc động đó.  -> Thầy Đuy-sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng vào đứa bé nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sẽ trưởng thành.


Nội dung chính bài Hai cây phong

Văn bản cho thấy tình yêu quê hương da diết của tác giả. Cùng với nỗi nhớ về hai cây phong có ý nghĩa rất đặc biệt với mỗi người nơi đây cũng là gợi nhớ về hình ảnh người thầy Đuy-sen, người đã trong nên ước mơ của bao thế hệ học trò.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Hai cây phong bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác

/* */ /* */
/*
*/