Dấu ngoặc kép trong những trường hợp sau dùng để làm gì?
a, Dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp về câu nói của Găng-đi.
b, Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ hiểu theo ý nghĩa đặc biệt nhằm nhấn mạnh hình ảnh cầu Long Biên
c, Dấu ngoặc kép ở đây dùng để đánh dấu từ ngữ có hàm ý mỉa mai, châm biếm
d, Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên của các tác phẩm kịch.
Bài 1 (trang 142 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
a, Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói trực tiếp, lời của cậu Vàng mà lão Hạc tưởng tượng là nó đang nói với lão
b, Dấu ngoặc kép dùng với ý mỉa mai, châm biếm, kẻ hầu cận một người quyền cao mà lại bị đánh dễ dàng bởi một phụ nữ.
c, Dấu ngoặc kép để trích dẫn trực tiếp lời mượn lại của người khác
d, Dấu ngoặc kép trích dẫn từ ngữ có hàm ý mỉa mai
e, Dấu ngoặc kép trích dẫn từ ngữ từ lời thơ của Nguyễn Du
Bài 2 (trang 143 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
a, Đặt dấu hai chấm sau từ "cười bảo" vì nó báo trước lời đối thoại
Đặt dấu ngoặc kép đánh dấu từ "cá tươi" và "tươi" – đánh dấu từ ngữ dẫn lại của người khác.
b, Đặt dấu hai chấm sau từ "chú Tiến Lê" vì nó báo hiệu lời dẫn trực tiếp
Đặt dấu ngoặc kép "Cháu hãy vẽ cái gì đó thân thuộc nhất với cháu."
c, Đặt dấu ngoặc kép sau từ "bảo hắn" vì nó báo hiệu lời dẫn trực tiếp
Dùng dấu ngoặc kép từ "Đây là cái vườn mà ông cụ… bán đi một sào" đánh dấu lời dẫn trực tiếp
Bài 3 (trang 143 sgk Ngữ văn 8 tập 1):
- Hai đoạn văn trên có nghĩa giống nhau nhưng dùng những dấu câu khác nhau vì:
a, Dẫn lời trực tiếp, nguyên văn lời chủ tịch Hồ Chí Minh nên phải dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
b, Không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép vì là lời dẫn gián tiếp
Bài 5 (trang 144 sgk Ngữ Văn 8 tập 1):
Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Ðến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn : "Ðây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn : cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào..."
Lão Hạc- Nam Cao
Tôi nói “nghe đâu” vì tôi thấy người ta bắn tin rằng mẹ và em tôi xoay ra sống bằng cách đó. Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên, cười hỏi:
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương yêu ấp ủ từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…
Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng