logo

Soạn bài: Dấu gạch ngang (chi tiết)

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Dấu gạch ngang chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


I. Công dụng của dấu gạch ngang

Trong các câu văn sau, dấu gạch ngang dùng để:

a) dấu gạch ngang dùng để đánh dấu bộ phận giải thích.

b) dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật khi giao tiếp

c) dấu gạch ngang dùng để liệt kê. Liệt kê những công dụng của dấu chấm lửng

d) dấu gạch ngang được sử dụng để nối các từ trong liên danh.


II. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối


Câu 1.

Trong ví dụ d) dấu gạch nối giữa các tiếng trong từ Va – ren được dùng để nối các tiếng trong từ mượn ( ở đây là tên riêng của nhân vật )

Va-ren: dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong tên riêng của người nước ngoài (có thể coi là từ mượn)


Câu 2. 

Cách viết dấu gạch nối ngắn hơn cách viết dấu gạch ngang.


III. Luyện tập


Câu 1 (trang 130 sgk Văn 7 Tập 2):

Câu

Công dụng của dấu gạch ngang

a

Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

b

Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích

c

Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và bộ phận chú thích, giải thích.

d

Nối các bộ phận trong liên danh

e

Nối các bộ phận trong liên danh


Câu 2 (trang 131 sgk Văn 7 Tập 2):

Các dấu gạch nối được sử dụng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài.


Câu 3 (trang 131 sgk Văn 7 Tập 2):

Đặt câu:

a. Thị Kính – người con gái bất hạnh, chịu nhiều ngang trái, oan ức trong cuộc đời.

b. Lớp 6A1 – tập thể xuất sắc trường Trung học cơ sở Phù Hoá là đại diện tiêu biểu tham cuộc hội ngộ học sinh toàn quốc tại Hà Nội.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác