logo

Bài Đất nước SGK 10 trang 43, 44, 45 - Văn Cánh diều

Hướng dẫn Soạn bài Đất nước SGK 10 trang 43, 44, 45 ngắn gọn, hay nhất. Trả lời toàn bộ câu hỏi trong bộ Sách mới Cánh diều Ngữ văn lớp 10 chi tiết.. Hi vọng qua bài soạn trên các bạn đã nắm vững được nội dung bài học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt nhất.

>>> Xem thêm: Đất nước - Nguyễn Đình Thi (Tóm tắt, hoàn cảnh st, nội dung, nghệ thuật, sơ đồ tư duy)


Chuẩn bị Soạn bài Đất nước

Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Nhân vật trữ tình là ai và bộc lộ cảm xúc về điều gì?

Lời giải 

- Nhân vật trữ tình: tác giả.

- Nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước với sự tự hào trong những năm bom rơi lửa đạn, nhân dân Việt Nam sực sôi ý chí, tinh thần bất diệt. 

Câu 2 (trang 43, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bài thơ có các hình ảnh từ những biện pháp tu từ,... đặc sắc nào? Các yếu tố đó có tác dụng ra sao trong việc bộc lộ cảm xúc, suy ngẫm,... của tác giả?

Lời giải 

- Bài thơ có các hình ảnh từ những biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, phép điệp.

- Tác dụng: tạo ấn tượng đối với người đọc, tăng sức gợi hình, gợi cảm cho hình ảnh đồng thời thể hiện được tình cảm của người viết.

Câu 3 (trang 43, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Cảm hứng chủ đạo và chủ đề của bài thơ là gì?

Lời giải 

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ chính là tình yêu quê hương đất nước.

- Chủ đề của bài thơ chính là lòng tự hào và tình yêu quê hương nồng nàn.

Câu 4 (trang 43, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Em biết những bài thơ nào viết về đất nước? Ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ,... mà những bài thơ đó gợi ra cho em là gì?

Lời giải 

- Một số bài thơ viết về đất nước: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Đường về quê mẹ (Đoàn Văn Cừ), Tràng giang (Huy Cận), Quê hương (Tế Hanh), Hồn quê (hảo Trần), Dáng đứng Việt Nam (Lê Anh Xuân)…

- Những bài thơ đó đều gợi cho em những cảm xúc khác nhau. Có bài thì tôn lên vẻ đẹp con người, thiên nhiên đất nước; có bài thì cho em hiểu được sự cống hiến, hi sinh cao đẹp của những thế hệ đi trước;… Mỗi một bài thơ về chủ đề đất nước mang một màu sắc khác nhau nhưng tựu chung đều thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn.


Đọc hiểu bài Đất nước


Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu 1 (trang 43, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Khổ 1, 2: Nhân vật trữ tình thể hiện qua từ ngữ nào?

Lời giải 

Từ “tôi” được nhân vật trữ tình thể hiện qua khổ 1 và khổ 2.

Câu 2 (trang 43, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hãy hình dung về Hà Nội và “người ra đi” trong hoài niệm của nhân vật trữ tình.

Lời giải

Hình dung về Hà Nội: Đó là một ngày thu chớm lạnh vào sáng sớm. Hương cốm được thổi phảng phất qua mọi ngóc ngách. Con phố trải dài mà xao xác. Một ngày thu đẹp mà buồn đến lạ.

Hình dung về người ra đi: trên con phố trải dài ấy, bóng dáng người ra đi không ngoảnh lại. Sau tấm lưng là vệt nắng, cây cối đổ lá.

Câu 3 (trang 44, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Khổ 3 chú ý đến độ dài các dòng thơ, phép điệp, phép liệt kê, hiệp vần, giọng điệu và cảm xúc của nhân vật trữ tình

Lời giải 

Những yếu tố trên giúp nhân vật trữ tình thể hiện được cảm xúc của mình một cách rõ ràng, cụ thể. Người đọc có thể thấy được cảm xúc biến đổi nhanh chóng, từ lưu luyến, bịn rịn, nỗi buồn man mác sang niềm vui, niềm tin và sự tự hào.

Câu 4 (trang 44, sgk Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hình dung bức tranh đất nước trong “mùa thu nay” qua cảm nhận của nhân vật trữ tình

Lời giải 

Hình dung: Nếu ở khổ 1 và khổ 2, trời thu qua cảm nhận của nhân vật trữ tình hiện lên đẹp mà buồn thì qua khổ 3, với giọng điệu, lời thơ vui vẻ, tươi sáng; nhân vật trữ tình đã cho chúng ta thấy bức tranh đất nước rực rỡ, nhộn nhịp, hân hoan. Rừng tre xì xào qua làn gió thổi, núi đồi mênh mông bao la. Mùa thu mang một màu sắc mới tươi trẻ hơn. Cánh đồng sực mùi thơm đồng ruộng, những nẻo đường xa tít, dòng sông chảy nặng phù sa…

Câu 5 (trang 44, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Chú ý đến những cảm nhận của tác giả về đất nước trong chiến tranh.

Lời giải 

Cảm nhận: đất nước trong chiến tranh đầy bi ai. Thiên nhiên và con người đau đớn đến nát lòng. Đồng quê xanh bát ngát bao nhiêu nay nhuốm đỏ bởi sự ngã mình vì Tổ quốc của nhân dân, người lính; dây thép gai cứa sâu vào thân mình và cả thiên nhiên. Bức tranh thiên nhiên không còn rực rỡ nữa, mà đổi lại, là tiếng đau đáu vì những đau thương trong chiến tranh. Từng đoàn người hành quân ra chiến trận mang nỗi nhớ người yêu. Tình yêu đất nước vượt lên tình cảm lứa đôi.

Câu 6 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Từ khổ 5 – 10 những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước đau thương căm hờn?

Lời giải 

Những dòng thơ:

- Từ những năm đau thương chiến đấu.

- Đã bật lên những tiếng căm hờn.

- Bát cơm chan đầy nước mắt.

- Đứa đè cổ đứa lột da.

- Xiềng xích… súng đạn…

Câu 7 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Từ khổ 5 – 10 những dòng thơ nào chủ yếu thể hiện cảm nhận về: Đất nước quật cường anh dũng?

Lời giải 

Những dòng thơ:

- Đã ngời lên nét mặt quê hương.

- Xiềng xích chúng bay không khóa được.

- Súng đạn chúng bay không bắn được.

- Lòng dân ta yêu nước, thương nhà.

- Kèn gọi quân văn vẳng cánh đồng.

- Ôm đất nước những người áo vải

- Đã đứng lên thành những anh hùng.

- Trán cháy rực nghĩ trời đất mới.

- Người lên như nước vỡ bờ.

- Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

Câu 8 (trang 45, sgk Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Lưu ý thông tin về thời gian sáng tác

Lời giải 

Thời gian sáng tác: Bài thơ ra đời trong những năm kháng chiến chống Pháp của dân tộc.

Soạn bài Đất nước SGK 10 trang 43, 44, 45 - Văn Cánh diều

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Bài Đất nước có thể chia làm mấy phần? Thời gian sáng tác bài thơ có gì đặc biệt?

Lời giải 

Có thể chia làm 2 phần.

- Phần 1 (3 khổ đầu): Mùa thu trong nhãn quan của nhân vật trữ tình.

- Phần 2 (7 khổ còn lại): Đất nước trong những năm tháng kháng chiến.

Thời gian sáng tác bài thơ có sự đặc biệt: Bài thơ sáng tác đằng đẵng trong 7 năm. Đây là thời gian đất nước đang chiến đấu với thực dân Pháp để giành lại độc lập, chủ quyền, tự do cho dân tộc.

Câu 2 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Cảm nhận về mùa thu được thể hiện như thế nào qua ba khổ thơ đầu? Tại sao lại có sự khác nhau trong cảm nhận về mùa thu giữa các khổ thơ đó?

Lời giải 

Cảm nhận: Mùa thu qua 2 khổ thơ đầu đẹp mà buồn. Đó là mùa thu trong quá khứ, đậm chất Hà Nội với hương cốm, sáng chớm lạnh. Sang đến mùa thu ở khổ thứ 3, mùa thu như được tưới mát. Mùa thu hiện lên đầy tươi sáng với những hình ảnh thiên nhiên đầy yên bình, thoáng đãng.

Lí do của sự khác nhau: căn cứ vào thời điểm sáng tác, trong 07 năm, có thể thấy, khổ 1 và khổ 2 là thời điểm đất nước chuẩn bị cho cuộc chiến, người lính tạm xa quê hương một thời gian để bước chân vào chiến trận, bởi vậy mà khung cảnh có sự ảm đảm, buồn bã. Sang đến khổ thứ 3, có thể lúc đấy vùng biên giới phía Bắc đất nước giải phóng, tỏng không khí hân hoan, vui sướng, cảm xúc cũng thay đổi theo, chuyển sang sự tích cực. Bởi thơ là tiếng lòng, nhìn thấy đất nước từng bước giành chiến thắng, qua nhãn quan cộng hưởng với niềm hạnh phúc, thiên nhiên cũng từ đó mà đẹp đẽ hơn.

Câu 3 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Những dòng thơ nào thể hiện sâu sắc, ấn tượng nhất về đất nước đau thương trong chiến tranh? Cách diễn tả thể hiện của nhà thơ có gì độc đáo?

Lời giải 

Những dòng thơ thể hiện:

- Ôi những cánh đồng quê chảy máu.

- Dây thép gai đâm nát trời chiều.

- Bát cơm chan đầy nước mắt.

- Đứa đè cổ đứa lột da.

Cách diễn tả của nhà thơ có sự độc đáo: Bằng biện pháp nhân hóa thiên nhiên như con người, được cảm nhận nỗi đau đến quặt lòng về những mất mát, đau thương mà chiến tranh diễn ra; nhà thơ một mặt phê phán, tố cáo tội ác tày trời của quân thù; một mặt thể hiện nỗi xót xa, thương cảm cho dân tộc mình – những người dân vô tội bỗng chốc trở thành nạn nhân của chiến tranh. Giành lấy được độc lập là sự đánh đổi to lớn về thể xác lẫn tinh thần.

Câu 4 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Hãy phân tích hình tượng đất nước trong khổ cuối và nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Lời giải 

Hình tượng đất nước trong khổ cuối hiện lên oai hùng, khí chất mạnh mẽ. Tiếng súng làm rung chuyển cả đất trời. Tiếng súng giận dữ trước sự xâm lăng của thực dân. Người Việt Nam ngời ngời khí phách, rũ bùn đứng lên. Ngày thường, họ chỉ là người dân bình thường, mặc lên mình bộ áo nông thôn dân dã, hằng ngày làm việc đồng áng, cày cấy… Nhưng khi đất nước cần, họ sẵn sàng vứt bỏ công việc hằng ngày để cứu lấy đất nước. Đất nước mình đẹp lắm ta ơi, đất nước mình bao đời gây dựng và gìn giữ, đất nước mình tô luyện những phẩm chất cao quý. Và đất nước mình, không một ai trơ mắt đứng nhìn bị đô hộ. Khổ cuối nêu bật lên hình tượng con người trong cuộc chiến đầy oai hùng.

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tình yêu quê hương đất nước về thiên nhiên lẫn con người.

Câu 5 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Trong bài thơ nhân vật trữ tình xưng “tôi” sau đó chuyển sang xưng “ta” (chúng ta). Theo em việc thay đổi hai đại từ này có ý nghĩa gì?

Lời giải 

“Tôi” ở đầu bài thơ là tâm trạng của chính tác giả trước sự thay đổi khung cảnh mùa thu. Về những khổ thơ sau, tác giả chuyển sang đại từ “ta” để thể hiện tâm trạng chung của tất cả mọi người thời điểm đấy. Đó là cái ta hân hoan chiến thắng, cái ta vui sướng khi từng bước giành lấy chiến thắng, cái ta tự hào về một đất nước nhiều anh hùng.

Việc thay đổi có ý nghĩa thể hiện được lí tưởng chung của toàn dân tộc. Con người sẵn sàng từ bỏ cái tôi, cái riêng để hướng đến mục đích cao cả hơn. Đó chính là đất nước. Từ đây, thể hiện được tình yêu quê hương sâu sắc của những người con đất Việt. 

Câu 6 (trang 45, SGK Ngữ Văn 10 tập 1)

Đề bài: Từ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về”, em có cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng “rì rầm” ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng).

Lời giải 

Em cảm nhận được lời nhắn nhủ về lòng biết ơn trong tiếng vọng “rì rầm”. Chiến tranh đã qua đi, chúng ta đang sống trong môi trường hòa bình, không bom đạn; và để có được cuộc sống như ngày hôm nay, thế hệ đi trước, ông cha ta đã đánh đổi cả mạng sống để gìn giữ non sông. Ngã mình xuống đất mẹ, tiếng rì rầm xào xạc trong đêm khuya không gợi lên sự sợ hãi mà trái lại, nó gợi cho chúng ta thổn thức, chìm trong suy nghĩ về sự cống hiến, hi sinh của những anh hùng. Chỉ là những người bình thường, xuất thân bình thường, nhưng sực sôi tinh thần yêu nước vô bờ, miễn là đất nước được độc lập, tự do, họ sẵn sàng đánh đổi. “Buổi ngày xưa vọng nói về’ là lời nhắn nhủ không được quên công ơn to lớn ấy. Và tất cả người con đất Việt, sẽ chẳng bao giờ quên điều đấy. Bởi Tổ quốc luôn ghi công, và chúng ta, đời đời nhớ ơn các anh hùng.

>>> Xem trọn bộ: Soạn Văn 10 Cánh diều

-----------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn Soạn bài Đất nước SGK 10 trang 43, 44, 45 trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Top lời giải đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh Diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Top lời giải để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 05/07/2022 - Cập nhật : 16/10/2022