logo

Soạn bài: Chương trình địa phương - Phần Văn và Tập làm văn (siêu ngắn)


Soạn bài: Chương trình địa phương - Phần Văn và Tập làm văn

Câu 1 (trang 161 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Những thể loại truyện dân gian mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 6 (tập một) là: truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.

 Câu 2 (trang 161 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Ở quê hương em có đầy đủ các thể loại truyện dân gian: truyền thuyết, cổ tích... Tuy nhiên, truyền thuyết là thể loại truyện được lưu truyền và phát triển nhiều nhất. Tiêu biểu như truyền thuyết kể về đền Trần Thương – Nhân Đạo – Lí Nhân – Hà Nam. Truyền thuyết đó như sau:

“Xã Nhân Đạo xưa gồm có các thôn Đội Xuyên, Hoàng Xá, Khu Mật. Mảnh đất này ngày ấy lau sậy um tùm, xen kẽ là những gò cao, dân cư thưa thớt. Trên đườg hành quân đáng quân xâm lược nhà Nguyên, Trần Hưng Đạo thấy thế đất ở đây rất đẹp, bèn đặt kho lương để phục vụ cuộc kháng chiến. Sau khi chiến thắng trở về, ông cắm sinh phần, lấy đây làm dân tạo lệ, từ đó xuất hiện thôn Trần Thương và các thôn khác như: Đội Xuyên (được giải thích là thời Trần có một đội quân đến đây để canh giữ). Sau đó vào đến dinh “Họ” (nghĩa là dừng việc gì lại). Rồi tiếp đến thôn Hoàng Xá (tức nhà của một ông Hoàng), đến Khu Mật (tức là khu tối mật). Chính vì thế nên Trần Quốc Tuấn mới cho đặt một kho lương để phục vụ cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 ở đây. Lúc bấy giờ, thông Trần Thương có tất cả là 6 gò cao, từng gò được đặt một kho lương, chỉ có một đường vào kho chính. Còn lại giữa các kho với nhau thì phương tiện vận chuyển chủ yếu là tàu thuyền. Cho nên, đền Trần Thương chính là nơi tưởng niệm, tôn vinh Trần Quốc Tuấn vị anh hùng dân tộc, nhà quân sự lỗi lạc, chính trị gia, văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của thế kỉ XIII.”

 Câu 3 (trang 161 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Giống nhau: Trong truyện có yếu tố kì ảo đồng thời có những yếu tố trường tồn cùng những năm tháng dựng nước, giữ nước của dân tộc, gắn liền với cuộc sống lao động của nhân dân.

- Khác nhau: Truyền thuyết ở địa phương chủ yếu dùng để kể về các di tích lịch sử, các nhân vật , quá trình hình thành và phát triển....

 Câu 4 (trang 161 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Ngoài các truyện dân gian, quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo như: hát dân ca quan họ Bắc Ninh của các liền anh, liền chị. Đó là những câu hát giao duyên thấm đượm tình người, là tình cảm nam nữ hết sức giản dị, mộc mạc...

 Câu 5 (trang 161 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

- Em cần chuẩn bị kĩ càng câu chuyện mà mình định kể, xác định thể loại truyện mà mình định kể: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười...

- Cần biết sử dụng ngữ điệu khi kể chuyện: lúc nhanh, lúc chậm, lúc dồn dập, lúc đau đớn, xót thương cho số phận của nhân vật.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác