logo

Soạn bài: Chiếu dời đô

Tuyển tập soạn bài Chiếu dời đô lớp 8 bằng BA CÁCH tuyệt hay. Cách soạn bài độc đáo với 3 nội dung NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT hứa hẹn sẽ giúp bạn soạn văn 8 xuất sắc nhất


Khái quát tác phẩm: Chiếu dời đô


Tóm tắt

Xưa kia trong lịch sử của Trung Quốc đã từng trải qua biết bao nhiêu triều đại khác nhau và đã có nhiều triều đại quyết định đổi nơi đóng đô để dời đến nơi mới xây dựng phát triển triều đại trở nên hưng thịnh hơn. Và ở nước ta lúc bấy giờ, dù đã qua hai  Đinh - Lê nhưng vẫn chọn đóng đô ở Hoa Lư khiến vận nước ngày một nhiều, nhân dân thiếu thốn khốn khổ cực nhọc vì thế mà không trụ được lâu dài. Lí Công Uẩn vị vua đương thời lúc bấy giờ rất đau lòng trước cảnh nước nhà kém phồn thịnh, ngài quyết định dời đô chuyển đến nơi đóng quân mới để phát triển, thay đổi vận mệnh của đất nước. Đại La, nơi có vị trí địa lí thuận tiện nhìn sông dựa núi, trong tương lai nơi đây sẽ có những đặc điểm phát triển thuận lợi là nơi “hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”. Thành Đại La xứng đáng được Lí Thái Tổ chọn là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Soạn bài: Chiếu dời đô lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT


Bố cục

- Phần 1: Từ đầu đến "không thể không dời đổi": Các triều đại xưa đều dựa trên tình hình đất nước mà tìm kiếm những nơi vị trí thuận lợi để dời đô làm phát triển đất nước hưng thịnh hơn. Sự trì trễ có hai nhà đinh, Lê làm cho đất nước Việt xưa vận nước ngắn ngủi, hết sức đau xót.

- Phần 2: Còn lại: Lí Công Uẩn chọn thành Đại La nơi có vị trí điều kiện thuận lợi để phát triển sự hưng thịnh của đất nước, xứng đáng để trở thành kinh đô mới của dân tộc.


Soạn bài Chiếu dời đô 3 cách


Câu 1 (trang 51 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Mở đầu Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô. Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì?

Soạn bài: Chiếu dời đô lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

 Lí Công Uẩn viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vị vua đời xưa có những cuộc dời đô nhằm mục đích cho nhân dân và quần thần biết việc dời đô là việc đã có người làm chứ không phải lần đầu tiên,các triều đại Trung Quốc dời đô là theo mệnh trời ý dân,và đó là sự mưu toan nghiệp lớn,tính kế muôn đời cho con cháu,dẫn đến "vận nước lâu dài,phong tục phồn vinh" chứng minh luận điểm để đưa ra ý kiến dời đô của mình.

Soạn siêu ngắn

Lý Thái Tổ đã viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vương triều ở đây đã từng dời đô để làm lý lẽ cho các phần sau của bài chiếu. Những cuộc dời đô trong lịch sử đều đem lại sự hưng thịnh cho đất nước mình, việc lựa chọn dời đô là điều có lý, không có gì trái với lẽ thường cả.

Soạn chi tiết

Mượn sử sách Trung Quốc, Lí Công Uẩn dẫn dắt các lí lẽ từ việc xưa kia các vị vua Trung quốc đương thời đều có những cuộc dời đô. Lựa chọn những nơi vị trí địa lí thuận lợi, thuận tiện cho việc phát triển đất nước là yếu tố quan trọng mà các vua vẫn làm ấy vậy mà triều Đinh, Lê lại không coi trọng sứ mệnh của đất nước. Dời đô là thuận theo mệnh trời, noi theo các triều đại trước dời đô về căn cứ đóng đô mới để lo toan nghiệp lớn, phát triển sự phồn thịnh cho các thế hệ sau. Không có các cuộc dời đô nào là không có thành quả, các triều đại trước đã đi đều đem lại hưng thịnh cho con cháu sau này. Lí Thái Tổ cũng vì lo cho vận nước mà coi trọng những nơi đắc địa thuận lợi để dời đô, ở đó để xây dựng và phát triển đất nước ngày một hưng thịnh hơn minh chứng cho việc dời đô là tuân theo mệnh của đất trời. Và Đại La là kinh đô mà ông chọn, nơi nhìn sông tựa núi thế đất phượng múa rồng bay chắc chắn sẽ đem lại thành quả to lớn cho đất nước sau này.


Câu 2 (trang 51 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Theo Lí Công Uẩn, kinh đô cũ ở cùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao? 

Soạn ngắn nhất

Theo Lí Công Uẩn,kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh-Lê không còn thích hợp vì hai nhà Đinh-Lê làm trái ý trời "khiến cho triều đại khồn được lâu bền,số vận ngắn ngủi,trăm họ phải hao tốn,muôn vật không được thích nghi",Vả lại,thế lực của hai nhà Đinh-Lê chưa đủ mạnh nên phải dựa vào nơi hiểm yếu của vùng núi đã vôi Ninh Bình để dễ bề đối phó với quân xâm lược phương Bắc.

Soạn siêu ngắn

Kinh đô ở hai vùng núi Hoa Lư và Ninh Bình là không còn phù hợp. Vì:

+ Khinh thường thiên mệnh

+ Không biết noi gương những cái hay, cái đúng của người đi trước

+ Hai triều đại này tiềm năng thế và lực chưa đủ mạnh để về chốn đồng bằng, thuận lợi cho phát triển

+ Đến triều đại Lý, việc cứ giữ quyết định đóng đô ở Hoa Lư là rất không phù hợp khi mà đất nước lúc này có đủ tiềm lực để phát triển.

Soạn chi tiết

Dưới triều đại của hai nhà Đinh Lê đóng ở kinh đô cũ tại vùng núi Hoa Lư theo Lí Công Uẩn vùng núi này nay không còn đắc địa. Chính vì hai triều đã không tuân theo ý trời khiến cho “đất nước kém bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”. Với vị trí là một vùng núi đá vôi, địa thế hiểm trở nơi đây chủ yếu là để phòng thủ sự xâm lược của các nhà phong kiến từ phương Bắc. Dưới thời vua Lí, người lại coi trọng việc phát triển đất nước đưa nhu cầu về sự hưng thịnh của một đất nước mới mạnh về chiến lược, nguồn lực hậu phương vững chắc, vì thế mà kinh đô phải được chuyển đến nơi có vị thế tiềm năng hơn. Việc đóng đô của hai triều đại trước vẫn đóng ở cố đô Hoa Lư chứng tỏ cho thế lực chưa đủ mạnh phải mượn vào sông núi hiểm trở phòng ngự, ca hai triều đều chưa lớn mạnh. Lí Thái Tổ dời đô về Đại La chứng minh cho tầm nhìn sâu rộng, chiến sự đầy khí thế để có thể dời đô phát triển đất nước.


Câu 3 (trang 51 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Theo tác giả, địa thế thành Đại La có những thuận lợi gì để có thể chọn làm nơi đóng đô?

Soạn bài: Chiếu dời đô lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Thành Đại La có những thuận lợi:

+ Về lịch sử: đó là kinh đô cũ của Cao Vương.

+ Về địa lí: là trung tâm của trời đất,được thế rồng cuộn hổ ngồi,có vị trí rộng rãi,bằng phẳng,cao ráo không sợ bị lụt,thiên nhiên phong phú.

Soạn siêu ngắn

Những thuận lợi của địa thế thành Đại La:

+ Vị trí địa lý: là nơi trưng tâm của trời đất, đứng ngồi nằm ,bắc ,đông, tây, hướng nhìn sông, dựa núi

+ Địa thế: đất đai bằng phẳng, rộng rãi, lại cao, tránh được sự chật chội và lụt lội

+ Thiên nhiên: muôn vật phong phú tốt tươi, là thắng địa đất trời

+ Kinh tế ,văn hoá: là mảnh đất đầy hưng thịnh, là chốn giáo lưu của nơi nơi hội về.

Soạn chi tiết

Thành Đại La có nhiều thuận lợi để đóng đô:

- Là kinh đô cũ của Cao Vương.

- Vị trí địa lí:

      + Là nơi trung tâm của trời đất, được thế “rồng cuộn hổ ngồi”

      + Không gian thoáng đãi rộng lớn, tầm nhìn xa trông rộng không bị giới hạn lại được thế “tựa núi nhìn sông”.

      + "Địa thế rộng mà bằng phẳng, đất đai cao mà thoáng".

→ Ở nơi đây thiên nhiên hiền hòa nhân dân tránh được cảnh lũ lụt, mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".

- Vị trí địa lí thuận lợi cũng góp phần cho việc giao lưu thông thương giữa các đất nước, là nơi tụ hội trọng yếu của 4 phương từ đó đưa đất nước phát triển ngày một hưng thịnh.

  → Thành Đại La tụ hội đủ đầy tinh hoa của đất trời, vùng đất xứng đáng là kinh đô của đất nước.


Câu 4 (trang 51 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình.

Soạn ngắn nhất

Chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sức kết hợp giữa lí và tình:

- Về lí:

+ Lí Công Uẩn đưa ra những dẫn chứng trong lịch sử về việc dời đô của nhà Thương-Chu và việc khồn dời đô của nhà Đinh Lê để minh chứng cho việc dời đô là hoàn toàn theo lẽ trời

+ Tác giả đưa ra những lập luận đầy thuyết phục về vị trí thuận lợi của nơi đóng đô mới.

- Về tình cảm:

+ Sau khi đưa ra hàng loạt lí lẽ,lập luận chặt chẽ đây không phải là ép buộc nhưng có tính bắt buộ của nhà vua mà đó là những câu hỏi mang tính chất bàn bạc,đối thoại.

+ Tác dụng:tạo ra sự gần gũi,đồng cảm giữa nhà vua và quan quân,dân chúng.Vừa thể hiện tinh thần dân chủ,vừa tang thêm sức thuyết phục của bài cáo.

Soạn siêu ngắn

Sức thuyết phục của chiếu dời đô:

+ Đưa ra những chứng cứ sử sách để làm lý lẽ tạo nên tính thuyết phục

+ Chỉ ra những hạn chế cho thấy việc chọn Hoa Lư làm kinh đô là không phù hợp

+ Chỉ ra những mặt thuận lợi để đi tới khẳng định thành Đại La là lựa chọn phù hợp cho việc xây dựng kinh đô.

+ Ngôn ngữ, lời nói rạch ròi, có tình, có lý, thể hiện được ý nguyện của nhân dân. 

+ Được viết từ tấm lòng của một người vì nước vì dân

Soạn chi tiết

"Chiếu dời đô" có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình:

- Trình tự lí lẽ mà Lí Công Uẩn đưa ra để khẳng định việc trước mắt cần làm là dời đô:

      + Đưa ra các dẫn chứng về sử sách Trung Quốc trải qua các triều đại đều dời đô đến nơi đóng đô mới đem lại thành quả phát triển hưng thịnh đất nước.

      + Từ đó soi vào sử sách hai nhà Đinh Lê không thuận theo mệnh trời khiến dân chúng lầm than, nước nhà kém bèn không thể cường thịnh được.

→ Ông khẳng định việc dời đô là có căn cứ, phụng theo mệnh trời dời đô để đất nước trở nên cường thịnh.

→ Nơi ông chọn là thành Đại La, dưới con mắt với tài nhìn xa trông rộng Đại La với địa thế đắc địa thuận lợi hứa hẹn sẽ là kinh đô phồn thịnh của triều Lí.

- Với những lí lẽ sắc sảo, tính thuyết phục còn được thể hiện qua các từ ngữ đầy cảm xúc, giàu hình ảnh. Đưa ra mệnh lệnh cuối cùng của việc dời đô nhưng trong lòng chất chứa đầy thương cảm đau xót của tác giả:

      + Tác giả bộc lộ cảm xúc trực tiếp: "Trẫm rất đau xót".

      + Sự dân chủ trong lời ban bố cuối cùng: Các khanh nghĩ thế nào?

→ Bởi vậy mà mọi người đồng lòng nhất trí.


Câu 5 (trang 51 Ngữ Văn 8 Tập 2)

Vì sao nói việc Chiếu dời đô ra đời phản ảnh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

Soạn bài: Chiếu dời đô lớp 8 | Soạn NGẮN NHẤT, SIÊU NGẮN, CHI TIẾT

Soạn ngắn nhất

Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt:Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư sang Đại La-vùng đất rộng rãi,màu mỡ chứng tỏ nhà Lí đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ,dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang với nước phương Bắc ,xây dựng một đất nước lớn mạnh,độc lập.

Soạn siêu ngắn

Nói như thế, bởi vì:

+ Vì với việc quyết định dời đô, chứng tỏ triều Lý đủ tiềm lực lớn mạnh để chấm dứt nạn cát cứ, triều đại Lý sánh ngang với các triều đại khác ở phương Bắc.

+ Xây dựng đô ở Thăng Long là ước nguyện đưa đất nước đi lên, ngày một vững bền và phát triển, từ đó, sự độc lập, chủ quyền ngày một được khẳng định.

Soạn chi tiết

Lí Thái Tổ người mở ra trang sử mới trong cuộc dời đô lịch sử, đánh dấu cho sự phát triển của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Lời nói của một bậc đế vương trang trọng đầy khẩu khí thể hiện ý chí của người đứng đầu nước Việt đang khẳng định độc lập tự cường của dân tộc và sự phát triển lớn mạnh của Đại Việt ta. Mỗi một triều đại đều có một cơ quan đầu não về chính trị được đóng quan ở kinh đô để đem đến sự phồn thịnh của triều đại đất nước. Lí Thái Tổ nhận thấy thành Đại La đó là nơi trọng yếu thế đất bằng phẳng rộng rãi, có vị trí đắc địa về chiến lược. Ông muốn chọn một nơi thắng địa như vậy không phải chỉ để củng cố địa vị duy trì sự trị vì đất nước mà còn để xây dựng một đất nước Đại Việt độc lập tự cường tự trì. Quân đội được rèn luyện tinh nhuệ, địa thế mạnh mẽ về chiến lược quân sự, thuận lợi để phòng ngự sẵn sàng thế lực để đánh đuổi quân xâm lược phương Bắc.

→ Dời kinh đô từ vùng núi địa hình trắc trở về với đồng bằng nơi địa hình bằng phẳng rộng rãi để người dân cùng với triều đại dễ dàng thuận tiện cho việc xây dựng, phát triển nền kinh tế đất nước. Thông qua đó đã phản ánh được phần nào nước Đại Việt đang ngày một lớn mạnh. Đại La xứng đáng để là một trong những “kinh đô bậc nhất của đế vương”.


Luyện tập

Chứng minh Chiếu dời đô có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục.

Soạn ngắn nhất

“ Chiều dời đô “ có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục vì:

- Lấy dẫn chứng các triều đại bên Trung Quốc, nhũng vị vua là tấm gương sáng trong việc biết nhìn xa trông rộng, xây dựng được đất ngày càng phát triển hưng thịnh.

- Minh chứng cho việc nghịch theo ý trời không chịu dời đô là hai nhà Đinh, Lê nên gặp phải vận tất yếu là sụp đổ.

- Đưa ra những phân tích về vị trí địa lí, phong thủy thích hợp cho sự phát triển lâu dài của đất nước.

Soạn chi tiết

Chứng minh "Chiếu dời đô" có kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục.

* Sự lập luận thông minh sắc sảo đi từ thực tế đã có đến việc bắt buộc phải làm:

- Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lý lẽ.

- Soi sáng tiền đề vào thực tế của hai triều đại Đinh, Lê để nêu rõ kinh đô Hoa Lư nay không còn thích hợp, vận nước đang ngày càng kém phát triển vậy việc làm cần thiết là phải dời đô.

 - Kết luận: Thành Đại La nơi tụ hội đầy đủ các yếu tố để giúp cho sự phát triển của đất nước, là nơi tốt nhất để chọn làm Kinh Đô.

 → Bài văn nghị luận với kết cấu chặt chẽ đầy đủ lí lẽ thực tế dẫn chứng cụ thể minh chứng cho nhận định dời đô là đúng đắn. Sắp xếp trình tự lập luận phù hợp với hoàn cảnh.


Nội dung chính bài Chiếu dời đô

Chiếu dời đô phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

Trên đây TOPLOIGIAI đã giới thiệu đến các bạn nội dung phần soạn bài Chiếu dời đô bằng 3 cách, giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn và cách diễn đạt khi soạn một tác phẩm. Mời các bạn xem thêm các bài liên quan nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác