logo

Soạn bài: Cảnh ngày hè (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Cảnh ngày hè ngắn nhất. Với bản soạn văn 10 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Soạn bài: Cảnh ngày hè


Tìm hiểu chung

Soạn bài: Cảnh ngày hè ngắn nhất | Soạn văn 10 ngắn nhất – TopLoigiai


Hướng dẫn học bài

Câu 1

Miêu tả cảnh ngày hè, tác giả đã sử dụng loạt động từ giàu sức gợi: đùn đùn, giương, phun, đỏ, tiễn

+ Đùn đùn: sắc xanh thẫm của tán hòe lớp lớp, liên tiếp tuôn ra.

+ Giương: rộng ra

+ Phun: gợi sự nổi bật, bắt mắt của màu đỏ hoa lựu

+ Tiễn (ngát, nức): gợi tả sức lan tỏa của hương sen.

→ Các động từ giàu sức gợi đã góp phần làm sống động bức tranh cảnh ngày hè, bức tranh tĩnh trở nên động, có hồn và sức sống.

Câu 2

- Nửa đầu bài thơ là bức tranh sống động của mùa hè tràn đầy nhựa sống, rực rỡ sắc màu với màu sắc của hòe lục, lựu đỏ, hồng liên trì

- Hòa cùng sự tươi trẻ của mùa hè là hình ảnh của sự sống con người ở nửa cuối bài thơ: Lao xao chợ cá làng ngư phủ/ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

→ Sự hài hòa giữa cảnh vật và con người làm cho bức tranh cảnh ngày hè càng trở nên tươi đẹp, tràn đầy sức sống.

Câu 3 

- Nhà thơ đã huy động tối đa các giác quan để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên

+ Xúc giác: hóng mát.

+ Thị giác: nhìn thấy màu sắc của cảnh vật: hòe lục, lựu đỏ, hồng liên trì

+ Khứu giác: mùi hoa sen.

+ Thính giác: tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve.

→ Qua đó có thể thấy tác giả là người yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên và có một ngòi bút tinh tế để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên

Câu 4 

- Hai câu thơ cuối cho thấy tấm lòng của tác giả Nguyễn Trãi, mang đậm tư tưởng nhân nghĩa cao cả: ước mơ muôn dân được sống trong ấm no hạnh phúc

- Câu thơ cuối kết thúc bằng một câu 6 chữ trong bài thơ thất ngôn. Đó là sự phá cách trong lối viết của tác giả. Giọng điệu câu thơ như chậm lại sâu lắng, thể hiện tấm lòng tha thiết của tác giả với ước mong dành cho nhân dân

Câu 5 

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là:

Bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn yêu thiên nhiên đồng thời bộc lộ khát vọng về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho nhân dân.

→ Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi: yêu thiên nhiên đất nước và một lòng thương dân.


Luyện tập

Câu 1 (trang 119 sgk Văn 10 Tập 1)

* Vẻ đẹp của thiên nhiên:

- Cảnh vật đa dạng rực rỡ sắc màu: Hoè lục, thạch lựu, hồng liên

- Hàng loạt các động từ giàu sức gợi được sử dụng: đùn đùn, rợp giương, phun, tiễn

→ Bức tranh thiên nhiên ngày hè tràn đầy màu sắc và sức sống

* Vẻ đẹp của tâm hồn thi nhân:

- Yêu thiên nhiên, say đắm trước thiên nhiên

- Có lòng yêu nước thương dân cao cả mang đậm tư tưởng nhân nghĩa

→ Vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm hồn thi nhân Nguyễn Trãi đã hòa quyện tạo nên một tác phẩm độc đáo.


Các bản Soạn bài Cảnh ngày hè khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác