logo

Soạn Âm nhạc lớp 7 Bài 12: Ôn tập bài hát Khúc hát chim sơn ca và Nhạc lý: Cung và nửa cung, dấu hóa

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Bài 12: Ôn tập bài hát Khúc hát chim sơn ca và Nhạc lý: Cung và nửa cung, dấu hoá trong sách giáo khoa Âm nhạc lớp 7. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của Bài 12

- Có khái niệm về cung và nửa cung trong âm nhạc. Tập phân biệt cung cà nửa cung trên đàn phím.


Tóm tắt lý thuyết Âm nhạc lớp 7 Bài 12

Nhạc lí

CUNG VÀ NỬA CUNG – DẤU HOÁ

1. Cung và nửa cung:

-Những phím trắng có những phím không xen phím đen vào giữa đó là hai phím trắng cách nhau nửa cung. 2 phím trắng có xen phím đen vào giữa thì cách nhau 1 cung. Từ đó rút ra từ âm Đồ đến Đố có năm khoảng cách liền bậc có 1 cung và 2 khoảng cách liền bậc có nửa cung

- Cung và nữa cung là đơn vị dùng để chỉ khoảng cách về độ cao giữa hai âm thanh đi liền bậc.Một cung bằng hai nữa cung.

2. Dấu hoá:

a. Dấu hoá là kí hiệu dùng để thay đổi độ cao thấp của các nốt nhạc.

- Có 3 loại dấu hoá thường dùng:

* Dấu thăng:(     ) có tác dụng nâng cao nốt nhạc lên nữa cung.

* Dấu giáng:(        ) hạ thấp nốt nhạc xuống nữa cung.

* Dấu bình:(         ) bỏ hiệu lực của dấu thăng hoặc dấu giáng.

b. Dấu hoá suốt đặt ở đầu khuông nhạc (sau khoá nhạc) gọi là hoá biểu.Các dấu hoá trong hoá biểu được ghi cùng một loại, nó có hiệu lực với tất cả các nốt cùng tên trong bản nhạc. Trên hoá biểu có từ 1 đến 7 dấu hoá.

c. Dấu hoá bất thường đặt ở trước nốt nhạc chỉ có ảnh hưởng tới nốt nhạc cùng tên đứng sau nó trong phạm vi một nhịp.

- Những phím màu đen chính là những nốt thăng hoặc giáng.

- Đàn cho học sinh nghe thang âm: Đồ rê mi pha son la si đố. Thang biến âm: Đồ rê mi pha son la giáng si đố (dấu giáng xuất hiện hạ cao độ nốt La thấp xuống nửa cung.

- Đàn thang âm: Đồ rê mi pha thăng son la bình si đố. (Pha thăng) khác pha thường, vậy dấu thăng để nâng nốt nhạc lên nửa cung).

- Nốt La bình khác La giáng và dấu bình bình để trở lại bình thường.

- Quan sát 2 bản nhạc đã học Chúng em cần hoà bìnhKhúc hát chim sơn ca thấy có dấu thăng và dấu giáng xuất hiện ở đầu khuông nhạc đó là dấu hoá suốt. Dấu hoá suốt đặt ở đầu khuông nhạc (sau khoá) làm thành hoá biểu.


Hướng dẫn Soạn Âm nhạc lớp 7 Bài 12

Câu 1:

Tìm khoảng cách nửa cung và 1 cung trong 2 nhịp đầu của bài hát Khúc hát chim sơn ca.

Trả lời:

 Soạn Âm nhạc lớp 7 Bài 12: Ôn tập bài hát Khúc hát chim sơn ca và Nhạc lý: Cung và nửa cung, dấu hóa

Câu 2:

Tìm những câu hát có giai điệu giống nhau trong bài hát vừa học.

Trả lời:

Bài hát chia làm 14 câu hát.

+ Câu hát 1 giống câu hát 2

+ Câu 7 giống câu 1

+ Câu 9 giống câu 13.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 12: Ôn tập bài hát Khúc hát chim sơn ca và Nhạc lý: Cung và nửa cung, dấu hóa trong SGK Âm nhạc lớp 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Âm nhạc. Chúc các bạn học giỏi!

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021