logo

So với tổng lượng nước trong năm, mùa lũ nước ta chiếm khoảng?

icon_facebook

Sông ngòi Việt Nam có lượng nước phong phú với tổng lưu lượng trung bình đạt 26.600 m3/s tương đương với tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm. So với tổng lượng nước trong năm, mùa lũ nước ta chiếm khoảng 70 - 80%.

Câu hỏi: So với tổng lượng nước trong năm, mùa lũ nước ta chiếm khoảng?

A. 50 - 60%.                                                              

B. 60 - 70%. 

C. 70 - 80%.                                                                         

D. 80 - 90%.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. 70 - 80%.      

So với tổng lượng nước trong năm, mùa lũ nước ta chiếm khoảng 70 - 80%.     

Giải thích của giáo viên Toploigiai lí do chọn đáp án C

Nhờ có nguồn cung cấp nước dồi dào nên Việt Nam có tới 2360 sông suối lớn nhỏ có chiều dài từ 10km trở lên. Sông suối đã tạo nên một mạng lưới dày đặc trên khắp mọi miền đất nước. Với mật độ trung bình khoảng 0,66 km/km2. Nơi có mật độ mạng lưới sông thấp là các vùng núi đá vôi (chủ yếu ở miền Bắc) và vùng có khí hậu khô hạn (ở cực Nam Trung Bộ) với mật độ nhỏ hơn 0,5 km/km2. Còn nơi có mật độ sông suối lớn, trên 1,5 km/km2, là ở các khu vực miền núi cao có sườn đón gió. 

Sông ngòi Việt Nam có lượng nước phong phú với tổng lưu lượng trung bình đạt 26.600 m3/s tương đương với tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm. Trong tổng lượng nước nói trên, phần dòng chảy mặt là 637 tỉ m3/năm, chiếm 76%, còn dòng chảy ngầm là 202 tỉ m3/năm, chiếm 24%. Tuy vậy, lượng nước trên được phân bố rất không đồng đều giữa các hệ thống sông. Hệ thống sông Mê Công chiếm tỉ lệ lớn nhất, 60,4%, hệ thống sông Hồng chiếm 15,1% và các hệ thống sông khác còn lại chiếm 24,5%. Hệ thống sông suối Việt Nam có sức xâm thực mạnh, mang theo một lượng phù sa rất lớn, bình quân đạt 226 tấn/km2/năm. Tổng lượng phù sa của sông ngòi Việt Nam là 200 triệu tấn/năm trong đó riêng sông Hồng là 120 triệu tấn/năm, chiếm 60%, sông Mê Công 70 triệu tấn/năm, chiếm 35%.

 So với tổng lượng nước trong năm, mùa lũ nước ta chiếm khoảng?

Với lượng nước dồi dào ở sông ngòi như vậy cũng dễ gây lũ lụt vào các mùa mưa lũ trong năm. So với tổng lượng nước trong năm, mùa lũ nước ta chiếm khoảng 70 - 80%. Lũ lụt (một số nơi có cả triều cường) có nguy cơ gây ngập lụt, úng cho các khu vực ven sông, cù lao... ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người dân và ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh tế đặt biệt là sản xuất nông nghiệp. Để đề phòng thiệt hại người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự báo dòng chảy, thủy triều do các cơ quan chuyên ngành khí tượng thủy văn và cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cập nhật và gửi định kỳ cho các địa phương. Các địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát hệ thống đê bao, bờ bao, xác định cụ thể các vị trí xung yếu, có nguy cơ xảy sự cố trong mùa lũ; khoanh vùng cây trồng trọng điểm cần tăng cường bảo vệ (cây ăn trái, cây có giá trị kinh tế cao,…). Đồng thời, khẩn trương có phương án phòng, chống ngập lụt, úng; tổ chức gia cố, tôn cao các đoạn đê bao, bờ bao thấp yếu, đặc biệt các khu vực chịu ảnh hưởng của lũ kết hợp triều cường. Đảm bảo an toàn phải thu hoạch trước thời gian ảnh hưởng của lũ. Nhưng sau các mùa lũ, những đồng bằng phù sa màu mỡ được bồi đắp, thuận lợi phát triển nông nghiệp, đó cũng là bước đệm giúp nước ta trở thành những nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới.

>>> Tham khảo: Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp làm cho sông ngòi nước ta nhỏ, ngắn, dốc là?

icon-date
Xuất bản : 26/08/2022 - Cập nhật : 09/09/2022

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích
image ads