logo

So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào?

Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau. Đạo đức và pháp luật có sự tương quan lẫn nhau. Vậy so với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào? Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Câu hỏi: So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ.

C. Tính bắt buộc.

D. Cả A, B, C.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Tính bắt buộc.

So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở tính bắt buộc.

>>> Xem thêm: Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa xã hội nói đến nội dung nào của pháp luật?

Giải thích của giáo viên Toploigiai về lí do chọn đáp án C

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử lý nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, có thể thực hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các hệ thống xã hội. Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các hoạt động trong xã hội. Pháp luật là sự tác động, chế độ phải thực hiện bên ngoài hành động, dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình, nếu không tuân thủ thì sẽ bị chế độ tuân theo và bị xử phạt. Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong giai đoạn lịch sử nhất định, mục tiêu để điều chỉnh xã hội trong giai đoạn đó. Vì luật thường xuyên có sự thay đổi và điều chỉnh nếu như không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của xã hội. Trong đời sống xã hội, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động bình thường của xã hội, của nền đạo đức. Pháp luật là một công cụ quản lý nhà nước có hiệu lực, pháp luật tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

So với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở đặc điểm nào?

Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời răn dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

Có thể nói đạo đức và pháp luật đan xen nhau để điều chỉnh các hành vi trong xã hội. Mặc dù chúng có những điểm khác biệt nhưng đạo đức và pháp luật bổ trợ lẫn nhau để giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ gắn bó, khăng khít với nhau. Đạo đức và pháp luật có sự tương quan lẫn nhau, tuy nhiên, sự tương quan này lại tại mỗi thời kì mà mỗi khác tùy thuộc vào tình hình xã hội, tư tưởng của xã hội và nhà nước lúc đó.  

Đạo đức từ thực tế cuộc sống và nhận thức của con người. Pháp luật là các quy tắc xử sự trong đời sống xã hội, được Nhà nước ghi nhận thành các quy phạm pháp luật. Về tính chất đạo đức thì không có tính bắt buộc mà phương thức tác động chỉ là giáo dục, tuyên truyền. Còn Pháp luật có tính bắt buộc, mọi người không thực hiện sẽ bị cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nước. Vì vậy, so với đạo đức, điểm khác biệt căn bản nhất giữa pháp luật và đạo đức thể hiện ở tính bắt buộc.

icon-date
Xuất bản : 21/08/2022 - Cập nhật : 02/12/2022