logo

So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích loài vật

Câu trả lời chính xác nhất: So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích loài vật

- Giống nhau:

+ Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.

+ Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác

- Khác nhau:

* Truyện cổ tích loài vật không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .

* Truyện ngụ ngôn:

+ Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người.

Ngay sau đây, để giúp các bạn hiểu hơn về truyện cổ tích các loài vật và truyện ngụ ngôn, Top lời giải đã mang tới bài mở rộng kiến thức sau.


1. Truyện cổ tích các loài vật


a. Truyện cổ tích là gì?

Truyện cổ tích là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người.


b. Một số truyện cổ tích các loài vật

* Thỏ và Rùa

So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích loài vật

Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ có thỏ và rùa là đôi bạn rất thân thiết với nhau. Thế nhưng, vào một ngày kia, cả hai lại xảy ra trận cãi vã chỉ vì muốn biết ai là người chạy nhanh nhất. Vậy là thỏ và rùa liền tổ chức một cuộc thi chạy để quyết định ra ai là người chạy nhanh hơn.

Lúc bắt đầu cuộc đua, chú thỏ chạy rất nhanh, vượt xa chú rùa cả một đoạn đường rất dài. Thỏ ta thấy vậy liền nghĩ bụng rằng rùa còn lâu mới đuổi kịp với mình nên chú thỏ cứ vui vẻ chậm rãi đi bộ, bắt bướm, đùa vui hái hoa, từ chỗ này đến chỗ khác cho đến khi thỏ mệt quá liền tìm gốc cây lớn để ngồi nghỉ và ngủ quên lúc nào không hay.

Trong lúc đó, chú rùa vẫn chậm rãi kiên trì vượt mọi vất vả khó nhọc, để đi từng bước trên đường đua.

Sau một khoảng thời gian rất lâu, Thỏ mới chợt tỉnh dậy, nhận ra Rùa đã đi rất xa và gần tới vạch đích. Thỏ thấy vậy liền ba chân bốn cẳng chạy đuổi theo nhưng đã muộn, chú rùa đã tới vạch đích đầu tiên. Và thế là chú thỏ đành phải chịu thua trước chú rùa.

Qua câu chuyện cổ tích loài vật này, lời khuyên cho các bé là không nên coi thường người khác, không nên tự cao tự đại trong mọi công việc nhé.

* Vịt con cẩu thả

Hôm đó trời đẹp, Vịt con ra sông chơi. Theo thói quen, nó cởi quần áo ra bỏ lung tung trên bờ mà không để cho gọn gàng, rồi nhảy ùm xuống nước bơi thỏa thích. Vì vứt khắp nơi nên lát sau quần áo bị nước cuốn trôi đi hết cả mà vịt con chẳng hề hay biết.

Bơi thật vui xong vịt con lên bờ thì không thấy quần áo đâu nữa. Làm sao về nhà được bây giờ, vịt con òa lên khóc. Nhìn xung quanh, vịt con thấy có mấy chiếc lá sen to, nó bèn nghĩ ra cách ngắt lá sen che đỡ lên người để về nhà.

Vịt con vừa ôm lá sen trước ngực vừa chạy về nhà. Chạy ngang bãi cỏ thì Thỏ nhìn thấy, nó phá lên cười.

– Lêu lêu xấu hổ, để hở cả mông mà chạy long nhong.

Nghe Thỏ hát như thế, biết là Thỏ trêu mình, vịt con xấu hổ đến đỏ cả mặt. Nó bèn đi thật nhanh hơn để Thỏ không nhìn thấy mình nữa.

Đi ngang khu rừng, Khỉ ngồi trên cây trông thấy vịt con, nó cũng ôm bụng cười lăn lộn.

– Trời đất, vịt con không mặc đồ, gió thổi lá sen bay lòi cả mông kìa. Ha ha!

Vịt con xấu hổ quá khóc to lên. Nó chạy thật nhanh cuối cùng cũng về được đến nhà. Gặp mẹ, vịt con tức tưởi kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Mẹ Vịt tuy tội nghiệp nhưng cũng không nhịn được cười.

– Con đã biết tính cẩu thả, bừa bãi gây ra những rắc rối như thế nào chưa. Từ nay con phải bỏ thói quen vứt quần áo lung tung đi nhé!

Vịt con vâng ạ rõ to.

>>> Xem thêm: So sánh truyện kiều và bánh trôi nước


2. Truyện ngụ ngôn


a. Truyện ngụ ngôn là gì?

Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội


b. Một số truyện ngụ ngôn

* Tái ông mất mã

So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích loài vật

Thời xa xưa, có một ông lão tên là Tái Ông sinh sống ngay khu vực gần biên cương với nước Hồ và nuôi một con ngựa nhỏ. Một ngày nọ, con ngựa của ông xổng chuồng rồi chạy sang nước Hồ lân cận. Ngay sau khi hay tin, hàng xóm láng giềng đã tới để an ủi tuy nhiên Tái Ông lại tươi cười và nói rằng: “Tôi tuy mất ngựa nhưng có thể đó lại là một điều tốt”.

Vài tháng sau, đột nhiên con ngựa đã mất tích lại trở về nhưng đi cùng với một con tuấn mã. Thấy thế, hàng xóm láng giềng lại lần nữa đến nhưng để chúc mừng nhưng lúc đó Tái Ông lại cau mày mà nói rằng: “Tôi được ngựa quý nhưng lại sợ rằng đó chẳng phải là điềm lành.”

Con trai của ông rất thích cưỡi con ngựa quý thế nhưng một hôm anh ta đã bị ngã ngựa đến gãy chân và trở thành tàn tật. Hàng xóm đã đến để khuyên nhủ ông rằng đừng nghĩ ngợi quá nhiều thì Tái Ông lại điềm tĩnh và đáp lại rằng: “Con trai tôi tuy gãy chân nhưng đây chưa hẳn là điều không may đến với nó”. Lúc này thì hàng xóm lại cho rằng chắc vì quá buồn đau nên khiến ông bị quẫn trí.

Một năm sau, nước láng giềng là nước Hồ đã đưa quân sang để xâm lược. Tất cả thanh niên trai tráng trong làng đều phải tòng quân để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ đất nước và hầu hết đều bị tử trận. Riêng con trai ông vì bị tàn tật nên không phải ra trận, ở nhà nên thoát cái chết. Khi đó, hàng xóm láng giềng mới ngẫm thấy được rằng những lời của Tái Ông quả thật rất thâm thúy.

* Suy bụng ta ra bụng người

Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo:

– Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ!

Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng:

– Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào!

Nói rồi Quạ bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay.

Trùn bị móc vào lưỡi câu quăng xuống nước, thấy Cá lượn muốn cắn, nó lên tiếng bảo:

– Người ta bắt tôi làm mồi để câu anh. Tôi chết đã đành, còn anh bị mắc câu sống thế nào được?

Cá nghe nói thế sợ hãi bỏ đi.

Người đi câu chờ lâu không thấy động, ngỡ là con mồi kém nhạy nên gỡ Trùn quẳng đi. Nhờ vậy Trùn lại gặp Cá. Cá ngỏ lời cám ơn.

Nhưng Trùn cũng cám ơn lại Cá vì nhờ Cá không ăn mồi nên người ta mới gỡ Trùn quẳng đi.

>>> Xem thêm: So sánh truyện truyền thuyết và truyện cổ tích


3. So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích loài vật

- Giống nhau:

+ Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.

+Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến thắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao

+ Cả hai đều thuộc bộ phận Văn học dân gian và cùng nhóm " truyện dân gian".

+ Cả hai đều có cấu tạo ngắn gọn, mang nhĩa hàm ẩn.

- Khác nhau:

* Truyện cổ tích các loài vật không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lịch sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .

* Truyện ngụ ngôn:

+ Mượn hình ảnh, lời nói, hành động,... của loài vật để ngụ ý chỉ con người.

+ Mục đích giáo dục, khuyên răn, hướng con người tới cái chân, thiện...

----------------------------------

Trên đây là phần so sánh truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích các loài vật và một số kiến thức liên quan tới truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích các loài vật mà Top lời giải mang tới cho các bạn. Chúc các bạn đạt được điểm số cao.

icon-date
Xuất bản : 06/07/2022 - Cập nhật : 06/07/2022