logo

So sánh tình hình Nhật Bản và Việt Nam giữa Thế kỷ 19

Câu hỏi: So sánh tình hình Nhật Bản và Việt Nam giữa Thế kỷ 19

Trả lời: 

- Tình hình Nhật Bản và Việt Nam giữa thế kỉ XIX có điểm chung là chế độ phong kiến đang khủng hoảng sâu sắc:

+ Nhật Bản: Giữa thế kỉ XIX, chế độ Mạc Phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiến Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Việt Nam: Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng: nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn, chính sách đối ngoại có nhiều sai lầm.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về vấn đề này nhé!


1. Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868

So sánh tình hình Nhật Bản và Việt Nam giữa Thế kỷ 19

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp:

+ Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.

+ Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.

- Công nghiệp:

+ Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.

+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

* Về xã hội:

- Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.

- Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.

- Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.

* Về chính trị:

- Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

- Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.

⟹ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: 

+ Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.

+ Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.


2. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược

So sánh tình hình Nhật Bản và Việt Nam giữa Thế kỷ 19 (ảnh 2)

- Giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hoảng: 

* Chính trị:

- Việt Nam vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

- Chế độ phong kiến đang có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

- Quân sự: lạc hậu.

- Đối ngoại: có những chính sách sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: sa sút.

+ Công cuộc khai hoang vẫn được tiến hành, nhưng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào.

+ Nhà nước không quan tâm đến trị thủy.

+ Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên.

- Công thương nghiệp: đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

* Xã hội:

- Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến.

- Nông dân đứng lên khởi nghĩa, chống triều đình ở khắp nơi.

- Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân .

Hơn nữa, thực dân Pháp đã có âm mưu xâm chiếm Việt Nam từ lâu → Sự khủng hoảng của đất nước ta triều Nguyễn đã biến Việt Nam thành “miếng mồi ngon béo bở” trong tầm ngắm của Pháp.

icon-date
Xuất bản : 11/01/2022 - Cập nhật : 13/01/2022