logo

So sánh tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch

Thực vật C4 có hai loại lục lạp có cấu trúc và chức năng khác nhau. Tế bào mô giậu là tế bào có nhiều tế bào chứa diệp lục hơn, các tế bào xếp sít nhau và song song với nhau. Mô giậu nằm ngay bên dưới lớp tế bào biểu bì mặt trên của lá. Điều đó giúp các phân tử sắc tố hấp thụ trực tiếp được ánh sáng chiếu lên mặt trên của lá. Tế bào bao bó mạch nằm giữa lá, bao quanh bó mạch, kích thước tế bào lớn, lục lạp dạng lá men và to hơn lục lạp tế bào mezophyll. Các tế bào xếp sít nhau ko có gian bào. Tế bào bao bó mạch nhiều lục lạp lớn, it gân, nhiều hạt tinh bột.

Vậy tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Mời bạn cùng Top lời giải So sánh tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch trong nội dung dưới đây!


1. Tế bào mô giậu là gì?

Mô giậu là tế bào có nhiều tế bào chứa diệp lục hơn, các tế bào xếp sít nhau và song song với nhau. Mô giậu nằm ngay bên dưới lớp tế bào biểu bì mặt trên của lá. Điều đó giúp các phân tử sắc tố hấp thụ trực tiếp được ánh sáng chiếu lên mặt trên của lá.

Mô xốp phân bố mặt dưới của lá. Các tế bào mô xốp phân bố cách xa nhau tạo nên các khoảng trống là điều kiện cho sự trao đổi khí cho quang hợp. Các khí CO2 khuếch tán vào lá đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp chủ yếu qua mặt dưới của lá, nơi phân bố nhiều khí khổng hơn so với mặt trên.


2. Tế bào bao bó mạch là gì?

Tế bào bao bó mạch nằm giữa lá, bao quanh bó mạch, kích thước tế bào lớn, lục lạp dạng lá men và to hơn lục lạp tế bào mezophyll. Các tế bào xếp sít nhau ko có gian bào.

Tế bào bao bó mạch nhiều lục lạp lớn, it gân, nhiều hạt tinh bột. Chức năng của chúng là thực hiện chu trình C3 để khử CO2 tạo nên các sản phẩm quang hợp.

Nhằm tránh hiện tượng quang hô hấp, thực vật C4 đã phát triển một cơ chế nhằm chuyển giao CO2 tới enzym RuBisCO có hiệu quả hơn. Chúng sử dụng kiểu lá đặc biệt của mình, trong đó lạp lục tồn tại không những chỉ ở các tế bào thịt lá thuộc phần bên ngoài của lá (tế bào mô giậu) mà còn ở các tế bào bó màng bao. Thay vì cố định trực tiếp trong chu trình Calvin-Benson, CO2 được chuyển hóa thành axít hữu cơ chứa 4-cacbon và có khả năng tái sinh CO2 trong các lạp lục của các tế bào bó màng bao. Các tế bào bó màng bao sau đó có thể sử dụng CO2 này để sinh ra các cacbohydrat theo kiểu cố định cacbon C3 thông thường.

So sánh tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch

>>> Xem thêm: Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4


3. Điểm giống nhau giữa tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch

Đều diễn ra trong chu trình quang hợp ở thực vật C4

- Diễn ra tại 2 loại tế bào là tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch

- Tại tế bào mô giậu diễn ra giai đoạn cố dịnh CO2 đầu tiên

Chất nhận COđầu tiên là 1 hợp chất 3C (phosphoenl piruvic - PEP)

Sản phẩm ổn định đầu tiên là hợp chất 4C (axit oxaloaxetic - AOA), sau đó AOA chuyển hóa thành 1 hợp chất 4C khác là axit malic (AM) trước khi chuyển vào tế bào bao bó mạch.

- Tại tế bào bao bó mạch diễn ra giai đoạn cố định CO2 lần 2

AM bị phân hủy để giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình Canvin và hình thành nên hợp chất 3C là axit piruvic

Axit piruvic quay lại tế bào mô giậu để tái tạo lại chất nhận CO2 đầu tiên là PEP

Chu trình C3 diễn ra như ở thực vật C3

So sánh tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch

4. Điểm khác nhau giữa tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch

Lục lạp là một bào quan ở các loài sinh vật quang hợp (nhiều nhất là thực vật và tảo), cũng là đơn vị chức năng trong tế bào. Vai trò chính của lục lạp là thực hiện chức năng quang hợp, đây là nơi chứa các chất diệp lục có khả năng hấp thụ năng lượng từ ánh sáng mặt trời, chuyển hóa và lưu giữ năng lượng đó trong các phân tử cao năng là ATP và NADPH, đồng thời giải phóng khí oxy từ nước. Lục lạp thuộc một nhóm bào quan rộng hơn gọi là lạp thể (plastid), đặc trưng bởi nồng độ chất diệp lục cao, những lạp thể khác, như vô sắc lạp (leucoplast) và sắc lạp (chromoplast) chứa ít diệp lục và không thực hiện chức năng quang hợp.

Lục lạp mô giậu nhỏ về kích thước, nhưng lại có hạt grana rất phát triển vì chủ yếu thực hiện pha sáng. Chức năng của chúng là thực hiện chu trình C4 tức là cố định CO2 có hiệu quả nhất.

Lục lạp bao bó mạch kích thước lớn, tế bào bao quanh bó mạch nằm sát cạnh các bó mạch dẫn. Tế bào này chứa lục lạp của tế bào bao quanh bó mạch với cấu trúc grana rất kém phát triển. Các lục lạp này chứa rất nhiều hạt tinh bột. Chức năng của chúng là thực hiện chu trình C3 để khử CO2 tạo nên các sản phẩm quang hợp.

-----------------------------

Như vậy, Top lời giải đã giải đáp câu hỏi So sánh tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch và cung cấp kiến thức về tế bào bao bó mạch và tế bào mô giậu. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích trong học tập, chúc bạn học tốt!

icon-date
Xuất bản : 09/06/2022 - Cập nhật : 19/11/2022