logo

So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Câu hỏi: So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Lời giải:

Tiêu chí

Nhận thức cảm tính

Nhận thức lý tính

Bản chất về giai đoạn

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. 

Đặc điểm

– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

– Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

– Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Quan hệ lẫn nhau

Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.
[CHUẨN NHẤT] So sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính nhé!


1. Khái niệm nhận thức cảm tính là gì? Nhận thức lý tính là gì?

Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.

Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác tri giác.

Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tín bao gồm tư duy và tượng.


2. Mối quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Không có nhận thức cảm tính về sự vật. Thì nhận thức lý tính chỉ là hư ảo. Là cá không có nước và cơm không có lửa. Nếu không có nhận thức lý tính về sự vật. Thì nhận thức cảm tính chỉ có thể dừng lại ở hình thái bên ngoài của sự vật. Không thể bộc lộ bản chất và quy luật của sự vật.

Thực tiễn là phương tiện cơ bản để liên hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Thực tiễn là tổng hòa của đấu tranh bên trong và đấu tranh bên ngoài của tư tưởng. Hay thực tiễn là một thuật ngữ chung để chỉ hoạt động vật chất và hoạt động tư tưởng của con người.

Con người đưa các nhận thức về cảm giác, tri giác và hình tượng. Mà mình có được vào trong các hoạt động xã hội thực tiễn. Thông qua những khó khăn và kinh nghiệm mà mình thu được từ hoạt động thực tiễn xã hội để điều chỉnh nhận thức của mình.

Sau đó sử dụng những nhận thức đã được điều chỉnh đó vào việc chỉ đạo thực tiễn. Cứ lặp lại như vậy cho đến khi có được thành công. Đây chính là quá trình quá độ từ nhận thức cảm tính đi lên nhận thức lý tính. Trong đó thực tiễn đóng vai trò và ý nghĩa là phương tiện truyền thông và kiểm chứng.


3. Ví dụ về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Ví dụ, khí bạn nhìn thấy một ai đó, cảm giác đầu tiên của bạn đó là, ồ người đó thật xinh đẹp. Nhưng sau đó bạn lại chuyển suy nghĩ của mình sang hướng khác. “Không biết tính cách, nhân phẩm của người đó như thế nào”. Cảm giác đầu tiên đó chính là nhận thức cảm tính. Còn cách suy nghĩ sau đó lại có những tư duy nhất định. Đó là nhận thức lý tính.

icon-date
Xuất bản : 23/11/2021 - Cập nhật : 26/11/2021