logo

So sánh Lưu biệt khi xuất dương và Hầu trời?

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “So sánh Lưu biệt khi xuất dương và Hầu trời?” cùng với kiến thức mở rộng về Ngữ văn lớp 11 là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.


Trả lời câu hỏi: So sánh Lưu biệt khi xuất dương và Hầu trời?

- Lưu biệt khi xuất dương: Về nội dung, bài thơ khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm đường cứu nước, vể nghệ thuật, bài thơ nổi bật ở giọng điệu thơ vừa da diết vừa mạnh mẽ, quyết liệt, sục sôi từ đó mà có sức truyền cảm và lôi cuộn người đọc.

- Hầu Trời: Bài thơ này ra đời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX. Vào thời điểm đó, lãng mạn đã là điệu tâm tình chủ yếu của thời đại. Xã hội thuộc địa phong kiến tù hãm, u uất, đầy rẫy những cảnh ngang trái, xót đau. Người trí thức có lương tri không thể không chấp nhận nhập cuộc, nhưng chống lại nó thì không phải ai cũng đủ dũng khí để làm. Bất bình nhưng bất lực, người ta chỉ có thể mong ước thoát li, làm thơ để giải sầu. Thơ Tản Đà thời này “đã nói lên đúng cái sầu bàng bạc trong đất nước, tiềm tàng trong tim gan người ta” (Xuân Diệu). Nhưng Tản Đà khác người ở chỗ, ngay từ đầu những năm 20 đã dám mạnh dạn thể hiện bản ngã “cái tồi” của mình với “cái buồn mơ màng, cái cảm xúc chơi vơi” (Xuân Diệu), với khát vọng thiết tha đi tìm một cõi tri âm để có thể khẳng định tài năng, phẩm giá đích thực của minh, bởi chẳng thể nào trông đợi ở “cõi trần nhem nhuốc bao nhiêu sự này”. Cái ngông của Tản Đà cũng là ở đó.

- Bài thơ Hầu Trời đã thể hiện được nổi bật hồn thơ cũng như tính cách của Tản Đà – một thi sĩ ung dung tự tại, luôn thích tự do, phổng túng; một con người ý thức được tài năng và giá trị đích thực của mình đồng thời cũng luôn khao khát được khẳng định, được cống hiến, được làm đẹp cho đời.

Bình luận:

Hai bài thơ dù đều có những nét mới, nhất là ở nội dung cảm xúc nhưng về thể thơ và về thi pháp thì cơ bản vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại. Bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Châu thể hiện cái “chí làm trai” theo tư tưởng mới khác với “chí làm trai” thời trung đại, song bài thơ vẫn là một bài thất ngôn bát cú Đường luật khá đăng đối, giàu hình ảnh ước lệ, không khác gì một bài thơ cổ. Trong khi đó, Hầu Trời có nhiều cách tân hơn (thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do) nhưng thực ra thì đó vẫn là thể thơ theo lối cổ, cách diễn đạt, dùng từ, xây dựng hình ảnh cũng vẫn mang những dấu ấn văn học trung đại. Tính chất giao thời về nghệ thuật của các tác phẩm nói trên là ở đó.

Tiếp theo đây, hãy cùng Top lời giải đi tìm hiểu và khám phá nhiều hơn những kiến thức thú vị về câu hỏi trên nhé!


Kiến thức tham khảo về tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương và Hầu trời


1. Đọc hiểu tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương

* Hai câu đề: Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ

Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

- Hi kì: phải lạ → Sống phi thường, hiển hách.

⇒ Khẳng định một lẽ sống đẹp: chí làm trai của con người xưa nay.

- Càn khôn: đất trời + câu hỏi tu từ → Tư thế, tầm vóc lớn lao có thể xoay chuyển cả vũ trụ. ⇒ Lẫm liệt, phi thường.

→ Quan niệm vừa kế thừa truyền thống, vừa mới mẻ, táo bạo.

⇒ Lí tưởng vì nước vì dân.

* Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc.

Ư bách niên trung tu hữu ngã,

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy.

- Khẳng định dứt khoát tu hữu ngã (cần có tôi): Vai trò của cái tôi trong việc cống hiến cho đời, lưu danh thiên cổ (trăm năm, muôn thuở).

- Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy: Khích lệ, động viên thế hệ trẻ hướng đến tương lai.

⇒ Khẳng định ý thức trách nhiệm công dân chính đáng, cao cả, xuất phát từ lòng yêu nước sôi sục, thiết tha.

* Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ.

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế,

Hiền thánh lưu nhiên tụng diệc si!

- Mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước (nhục – chết).

- Nhận ra rằng sách vở thánh hiền không còn tác dụng gì trong thời cuộc mới của đất nước (nước mất nhà tan).

→ Tư tưởng mới mẻ, táo bạo tiến bộ, tiên phong. → Thái độ phủ nhận gay gắt quyết liệt.

⇒ Lời tự bạch về nỗi đau đớn, xót xa, nỗi tủi nhục mất nước nhưng hé mở con đường cách mạng rửa nhục cho đất nước.

* Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường.

Nguyện trục trường phong Đông hải khứ,

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

- Hình ảnh lớn lao, kì vĩ: Vượt biển Đông, cánh gió, muôn trùng sóng bạc.

- Con người "bay lên" tràn ngập cảm hứng lãng mạn, hào hùng.

⇒ Tư thế hăm hở, tự tin, đầy quyết tâm, dạt dào niềm lạc quan vào tương lai tươi sáng và nhiệt huyết thăng hoa của nhà thơ, nhà cách mạng.


2. Đọc hiểu bài Hầu trời

 a. Nhà thơ kể chuyện mình lên thiên đình đọc thơ cho trời và các chư tiên

- Đã là canh ba mà nhà thơ không ngủ được, bèn dậy đun uống làm trà rồi ngâm thơ làm văn

- Thế nhưng bỗng có hai cô tiên xuống hỏi làm gì lại không ngủ và đề xuất lên đọc thơ cho trời nghe

- Tản Đà tỏ ra không hề sợ sệt đồng ý theo hai cô tiên lên trời đọc văn

=> Lối nói quá cùng với những chi tiết truyền kì làm cho giọng văn thêm hóm hỉnh và có phần hư cấu. Điều đó càng làm cho cách mở đầu câu chuyện của nhà thơ thêm phần hấp dẫn và độc đáo.

b. Tản Đà đọc thơ và đối thoại với trời:

So sánh Lưu biệt khi xuất dương và Hầu trời?

- Khi mới lên:

+ Nhà thơ theo hai cô tiên lên trời, thích thú trước cảnh mây trời và tỏ ra ngạc nhiên khi không có cánh mà vẫn bay được. Sau đó đắm chìm trước cảnh thiên môn đẹp mê hồn

+ Sau khi cúi lạy hành lễ với trời thì được hai cô tiên mang ghế cho ngồi và được trời tiếp đãi như vị khách quý chứ không phải là người có tội. Còn được trời sai người mời trà để nhấm giọng đọc văn. Có sự họp mặt của đông đảo mọi người, nhà thơ hăng say đọc văn hết từ thơ đến văn vần, văn xuôi sang cả tiểu thuyết.

=> Điều này thể hiện cái tôi rất ngông của một Tản Đà tài năng, xông xáo trên mọi lĩnh vực.

– Thái độ của trời và chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ: ai cũng ngạc nhiên và hăng say nghe nhà thơ đọc “trời thì khen lấy làm hay”. Nhà thơ nhắc đến những tạp chí thơ văn của mình và muốn mang về bán ở trần gian. Còn trời thì khuyên mang lên chợ trời để bán. Sau khi nghe những vần thơ lay động, trời dành cho Tản Đà những lời phê bình có cánh “chau chuốt như sao băng”, “hùng mạnh như mây chuyển”.

- Có thể nói cái hay nhất là đoạn đối thoại giữa trời và nhà thơ:

+ Sau màn đọc thơ, trời khen và hỏi tên tuổi, khi ấy nhà thơ mới tự giới thiệu về mình.

+ Khi trời tra sổ sách thì phát hiện ra rằng người này vì tội ngông mà bị đày xuống. Nhưng thực chất là trời sai xuống hạ giới để làm việc thiện. Nhà thơ có kể đến những khó khăn của mình. Và được trời khuyên cứ về trần gian rồi mọi việc sẽ thông, còn hứa xong việc sẽ cho trở về Đế Khuyết.

=> Có thể nói qua cuộc đối thoại này, cái tôi của nhà thơ được thể hiện rõ nhất. Đặc biệt là việc tự xưng tên tuổi, quê quán nhưng cách nói của nhà thơ lại rất tự nhiên. Vì trời hỏi nên xưng danh. Và cũng ít ai làm được như Tản Đà, tự nhận mình là ngông.

Bài thơ Hầu trời viết theo thể thơ thất ngôn trường thiên độc đáo, mới lạ, đây cũng là nét mới trong xu hướng phát triển của thơ ca giai đoạn đầu của thế kỷ 20.

icon-date
Xuất bản : 19/03/2022 - Cập nhật : 24/03/2022