logo

So sánh đặc điểm loại hình tiếng Việt và tiếng Anh

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi “So sánh đặc điểm loại hình tiếng Việt và tiếng Anh”  cùng với kiến thức mở rộng về đặc điểm loại hình Tiếng Việt và tiếng Anh là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và bạn học sinh.


Trả lời câu hỏi: So sánh đặc điểm loại hình Tiếng Việt và tiếng Anh

Bạn có bao giờ băn khoăn tại sao tiếng Anh và tiếng Việt đều sử dụng hệ chữ La-tinh mà cách đọc lại chẳng giống nhau tẹo nào không? Thực tế là tiếng Anh và tiếng Việt còn có rất nhiều điểm khác biệt khác nữa.

Cùng Top lời giải mở rộng kiến thức về đặc điểm loại hình Tiếng Việt và tiếng Anh nhé!


Kiến thức tham khảo về đặc điểm loại hình Tiếng Việt và tiếng Anh


1. Âm tiết trong Tiếng Việt và tiếng Anh

a. Tiếng Việt

- Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm.

- Ngôn ngữ đơn âm có nghĩa là mỗi một từ tiếng Việt là một âm tiết, một tiếng, một khối hoàn chỉnh trong phát âm.

- Tôi là một giáo viên.

- Sẽ được đọc rõ ràng từng từ là “Tôi” “là” “một” “giáo” “viên“

b. Tiếng Anh

- Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm. Điều này có nghĩa, nhiều từ trong tiếng Anh không được cấu tạo từ 1 âm tiết, mà từ nhiều âm tiết.

- I am a teacher.

/aɪ æm əˈtiːʧə /

- Hai câu ví dụ trên đều có cùng ý nghĩa nhưng ở câu tiếng Việt mỗi từ là một âm tiết tách rời, cả danh từ “giáo viên” cũng được đọc tách ra thành 2 từ hoàn toàn riêng biệt là “giáo” và “viên”. Ở ví dụ tiếng Anh, “teacher” là một từ duy nhất và được đọc thành 2 âm tiết ˈtiːʧəkhông tách rời mà nối với nhau.

- Nhiều người có thói quen đọc tiếng Anh như đọc tiếng Việt, tức là đối với các từ tiếng Anh có nhiều âm tiết cũng bị chia nhỏ thành từng tiếng tách rời, đều bắt nguồn từ sự khác biệt này.


2. Trọng âm trong Tiếng Việt và tiếng Anh

 a. Tiếng Việt

- Do tính chất đơn âm của tiếng Việt nên khi đọc các từ sẽ được đọc rõ và đồng đều, thường không nhấn trọng âm.

- Như trong câu ví dụ “Tôi là một giáo viên” mỗi từ được đọc rõ ràng như nhau: Tôi = là = một = giáo = viên.

So sánh đặc điểm loại hình tiếng Việt và tiếng Anh
Hãy tra từ để biết trọng âm của từ.

b. Tiếng Anh

- Ngược lại, trong tiếng Anh, những từ đa âm tiết thường có một hoặc vài trọng âm. Việc đọc đúng trọng âm sẽ quyết định khả năng người khác có nghe hiểu đúng hay không.

- Ví dụ từ “teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào âm tiết đầu như sau ˈtiːʧ ə

- Cả câu “I am a teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào danh từ “I” và “teacher” và động từ “am”, từ “a” sẽ gần như bị lướt qua.

I am a–teacher

/aɪ æm əˈtiːʧə/

- Có rất nhiều từ trong tiếng Anh chỉ cần đọc sai trọng âm thì người nghe sẽ hiểu ra một nghĩa khác.

- Ví dụ với từ “present” gồm 2 âm tiết

- Nếu nhấn mạnh vào âm tiết đầu sẽ được đọc là /ˈprez.ənt/ là danh từ mang nghĩa là món quà, hiện tại

- Nếu nhấn mạnh vào âm tiết sau sẽ được đọc là  /prɪˈzent/ là động từ mang nghĩa là giới thiệu, thuyết trình…

- Việc nắm được trọng âm của từ là vô cùng quan trọng. Vì thói quen nói tiếng Việt mà chúng ta nhiều khi bỏ qua việc nhấn trọng âm này.


3. Từ không bị biến đổi hình thái

- Để thấy rõ vấn để này ta sẽ xét cả tiếng Việt và tiếng Anh. Hai ví dụ sẽ cho ta thấy được đặc điểm loại hình của tiếng việt chứa từ sẽ không bị biến đổi hình thái.

- Ví dụ: Anh nhớ anh đã rất buồn trong thời thơ ấu. Một thời tất cả mọi người đã xem anh như một tên ác ôn.

- Anh nằm ở vị trí thứ nhất và thứ hai đóng vai trò chủ ngữ. Từ anh thứ ba là bổ ngữ cho từ động từ xem. Anh ở vị trí thứ nhất và thứ hai không bị thay đổi về hình thái.

- Ta xét ví dụ về một câu trong tiếng Anh:

+ I make him to go to Mary’s house, he gives me 10 dollars.

- Ta thấy từ he là chủ từ, từ him là túc từ chịu sự tác động của động từ phía trước. Khi đó buộc he phải thay đổi thành him.

- Theo hai ví dụ trên, ta có thể thấy rõ được từ trong tiếng Việt không bị thay đổi hình thái mà từ trong tiếng anh bị thay đổi. Trong tiếng Hán cũng như tiếng Việt, từ cũng không bị thay đổi hình thái.


4. Dấu và ngữ điệu

 a. Tiếng Việt

- Tiếng Việt có dấu (tonal language). Cụ thể trong tiếng Việt có 6 dấu hay 6 thanh khác nhau. Cũng giống như trong tiếng Trung, việc thay đổi dấu hay thanh sẽ làm thay đổi nghĩa của từ.

- Ví dụ:

La – Là – Lá – Lạ – Lả – Lã có nghĩa hoàn toàn khác nhau

- Việc có dấu hay có thanh cũng khiến cho tiếng Việt được cho là có giai điệu “như hát” theo lời nhận xét của rất nhiều người nước ngoài.

b. Tiếng Anh

- Tiếng Anh không có dấu nhưng có trọng âm và ngữ điệu (intonation). Có một số quy tắc về ngữ điệu trong tiếng Anh (Luyện nói tiếng Anh tự nhiên với ngữ điệu) nhưng nhìn chung, việc thay đổi ngữ điệu và thay đổi trọng tâm của câu giúp thể hiện thái độ và ý định của người nói.

- Ví dụ:

You don’t like her!

=> Việc lên giọng cuối câu thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.

- Khi nhấn mạnh vào “don’t” thể hiện sự ngạc nhiên “tại sao lại có thể KHÔNG thích cô ấy được cơ chứ”

- Khi nhấn mạnh vào “her” thể hiện sự ngạc nhiên “tại sao lại không thích CÔ ẤY được cơ chứ”


5. Nguyên âm

- Tiếng Việt có không phân biệt rõ ràng cách đọc cho các nguyên âm đơn ngắn trong khi tiếng Anh có cách đọc nguyên âm đơn ngắn và dài. Việc đọc sai các nguyên âm đơn ngắn – dài có thể khiến người nghe hiểu sai nghĩa dẫn tới hiểu sai ý muốn truyền đạt.

+ Sheep – Ship

/ʃiːp/ – /ʃɪp/

(Con cừu – Tàu biển)

+ Heat – Hit

/hiːt/ – /hɪt/

(Sức nóng – Cú đánh, cú va chạm)

- Hãy xem đoạn video sau để thấy được mức độ “nghiêm trọng” nếu đọc không đúng nguyên âm ngắn và dài nhé:

- Hãy nhớ tra từ để xác định nguyên âm đó là ngắn hay dài để tránh những hiểu lầm tai hại như trong video trên nhé.


6. Phụ âm

a. Tiếng Việt

- Các phụ âm chỉ đứng ở đầu hoặc cuối từ. Chúng ta thường chỉ đọc phụ âm khi chúng đứng ở đầu từ. Khi đứng cuối từ, các phụ âm thường kết hợp với nguyên âm ở trước nó để tạo ra một âm mới như “o+n=on” trong “con” và khi đọc chúng ta không đọc phụ âm cuối.

- Tiếng Việt có 11 trường hợp các phụ âm đứng cạnh nhau để tạo thành một phụ âm ghép mới và có cách đọc được quy định như sau (theo wikipedia)

+ c+h=ch đọc là c khi đứng ở đầu từ, đọc giống k khi đứng cuối từ

+ n+h=nh đọc là ɲ

+ p+h=ph đọc là f

+ g+h=gh đọc là ɣ (giống như “g”) như trong từ

+ k+h=kh đọc là x

+ t+h=th đọc là tʰ

+ t+r=tr đọc là ʈ

+ n+g=ng đọc là ŋ hoặc ŋm khi đứng ở cuối câu

+ n+g+h=ngh cũng đọc là ŋ

+ g+i=gi đọc là j

+ q+u=qu đọc là k

b. Tiếng Anh

- Các phụ âm có thể đứng ở đầu, cuối và giữa của từ. Và chúng ta cần phát âm rõ tất cả các phụ âm đó.

+ English (tiếng Anh) sẽ cần đọc rõ là eNGLiSH /ˈɪŋglɪʃ/

+ Necklace (vòng cổ) sẽ cần đọc rõ Necklace / ‘nɛklɪs/

- Đặc biệt, việc phát âm rõ các phụ âm cuối rất quan trọng để nhận biết và phân biệt các từ.

+ Why /waɪ/ – tại sao

+ Wife /waɪf/ – người vợ

+ Wine /waɪn/ – rượu vang

+ White /waɪt/ – màu trắng

- Nếu bạn bỏ qua các phụ âm cuối thì tất cả các từ trên đều nghe như là /waɪ/ và nghĩa của các từ sẽ bị lẫn lộn với nhau.

- Chính bởi thói quen nói tiếng Việt nên khi nói tiếng Anh chúng ta cũng thường không chú ý tới các phụ âm cuối dẫn đến người nghe không hiểu được chúng ta nói gì, bản thân chúng ta cũng bị bối rối giữa các từ nghe giống nhau như ví dụ trên. Thêm vào đó, việc bỏ qua phụ âm cuối còn làm ảnh hưởng tới ngữ điệu tiếng Anh bởi bạn đã bỏ qua một yếu tố để nối âm luyến láy rồi.

icon-date
Xuất bản : 17/03/2022 - Cập nhật : 17/03/2022

Tham khảo các bài học khác