logo

So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

Dưới đây là đáp án chính xác và phần giải thích chi tiết từ các thầy cô giáo Top lời giải cho câu hỏi: “So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo” kèm kiến thức nhắc lại hay nhất là tài liệu ôn tập dành cho các bạn học sinh


Câu hỏi: So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

Trả lời

So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

STT Vấn đề phân biệt Chọn lọc tự nhiên Chọn lọc nhân tạo
1 Tiến hành Do môi trường sống Do con người thực hiện
2 Đối tượng Các sinh vật trong tự nhiên Các vật nuôi và cây trồng
3 Nguyên liệu của chọn lọc Tính biến dị và di truyền của sinh vật. Tính biến dị và di truyền của sinh vật.
4 Nội dung của chọn lọc Đào thải các biến dị bất lợi, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật. Đào thải các biến dị bất lợi, tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu của con người.
5 Thời gian Tương đối dài Tương đối ngắn
6 Động lực của chọn lọc Đấu tranh sinh tồn của sinh vật. Nhu cầu về kinh tế và thị hiếu của con người.
7 Kết quả của chọn lọc Sự tồn tại những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống. Vật nuôi, cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho con người.
8 Vai trò của chọn lọc Nhân tố chính quy định chiều hướng, tốc độ biến đổi của sinh vật, trên quy mô rộng lớn và lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới hình thành nhiều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loại ban đầu.

– Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.

– Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi, cây trồng đều thích nghi cao độ với nhu cầu xác định của con người.

 


Kiến thức tham khảo về Học thuyết tiến hóa cổ điển

So sánh chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

1. Một số học thuyết trước Lamac

a. Mục đích luận:

- Ví dụ: quan điểm của Thiên Chúa giáo (chúa tạo ra các sinh vật trong vòng 5 ngày, ngày thứ sáu tạo ra con người là Adam và Eva, ngày thứ 7 chúa nghỉ...), của người Trung Quốc (bà Nữ Oa đội đá vá trời, rồi lấy đất sét tạo thành muôn vật và loài người...).

- Quan niệm rằng tất cả các loài sinh vật đều được thượng đế sáng tạo ra trong cùng một lần, mang những đặc điểm thích nghi hợp lí ngay từ đầu và không bị biến đổi. Mọi cơ quan trên cơ thể được tạo ra đều là có MỤC ĐÍCH của Thượng đế.

- Ví dụ: Chim có cánh để bay, cá có vây để bơi, người có chân để đi...

b. Biến hình luận (Xanh Hile)

- Thừa nhận sự biến đổi của các loài dưới ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.

- Cho rằng: các loài động vật có xương sống đều có cấu tạo giống nhau, nhưng tuỳ theo điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến bộ khung đó như thế nào g biến đổi bộ khung khác nhau về mặt chi tiết ở từng loài. Ví dụ:

Ếch, người và tinh tinh đều có cấu tạo bộ xương giống nhau gồm 3 phần là xương đầu, xương mình và xương chi (cánh, cẳng, cổ, bàn, ngón).

Do điều kiện ngoại cảnh và môi trường sống khác nhau g khác nhau về những chi tiết nhỏ hơn:

Ếch có màng bơi ở chân, xương chậu nhỏ.

Người không có màng bơi, xương chậu lớn...

- Biến đổi theo nguyên tắc cân bằng: một cơ quan phát triển mạnh lên thì một cơ quan khác tiêu giảm đi. Ví dụ:

Chim nhạn bay giỏi thì cánh dài, chân bé.

Đà điểu chạy nhanh thì chân to, khoẻ; cánh không phát triển, không bay được...

- Sự thống nhất về cấu tạo chung phản ánh sự thống nhất về nguồn gốc. Sự đa dạng về chi tiết là do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

=> Quan điểm về tiến hoá: Tiến hoá là sự biến đổi của sinh vật dưới tác dụng của ngoại cảnh.


2. Học thuyết Lamac

a. Quan điểm của Lamac về nguyên nhân tiến hoá

- Theo Lamac, tiến hoá không chỉ là biến hoá mà là một quá trình phát triển có tính kế thừa lịch sử và nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp

- Theo Lamac có 2 nguyên nhân tiến hoá chính là do tác động của ngoại cảnh và do động vật thay đổi tập tính.

Ví dụ:

Hươu cao cổ:

Ngày xưa, hươu ăn lá cây ở dưới đất, cổ ngắn.

Cỏ hết => hươu phải vươn cổ hái lá cây trên cao để ăn => dần dần, cổ hươu dài ra thành hươu cao cổ.

Đà điểu:

Thường xuyên dùng chân để chạy => chân to, khoẻ.

Ít sử dụng cánh => cánh nhỏ, ngắn.

b. Cơ chế tiến hoá theo quan điểm của Lamac

- Ngoại cảnh và tập quán hoạt động tác động đến sinh vật làm sinh vật biến đổi.

- Các biến đổi đều được di truyền cho thế hệ sau bằng con đường sinh sản.

- Biến đổi có tính kế thừa lịch sử. Các biến đổi nhỏ sẽ được tích luỹ qua thời gian thành những biến đổi lớn, sâu sắc.

Lamac giải thích sự hình thành loài mới với các đặc điểm thích nghi

 - Loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh (hiện giờ các loài vẫn trên con đường biến đổi và không có loài nào bị diệt vong).

- Có sự tồn tại song song giữa các nhóm sinh vật bậc thấp và bậc cao là do các sinh vật đơn giản vẫn không ngừng được sinh ra từ các chất vô cơ và chúng vẫn đang trên con đường biến đổi.

- Khái niệm "loài" không có thực trong tự nhiên.

Xem thêm:

>>> Đơn vị cơ sở của tiến hóa


3. Đánh giá của Lacmac về học thuyết tiến hóa cổ điển

a. Đóng góp

- Lamac là người đầu tiên chứng minh sinh giới có biến đổi theo thời gian.

- Ông cũng là người đầu tiên đánh giá cao vai trò của ngoại cảnh trong việc biến đổi của sinh sinh vật

- Ông đã bước đầu chứng minh được sinh giới, kể cả con người là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục, từ đơn gian đến phức tạp.

b. Hạn chế

- Chưa nêu rõ được cơ chế tác động của ngoại cảnh lên sinh vật.

- Chưa phân biệt được các các dạng biến dị và cơ chế di truyền của các dạng biến dị đó.

- Chưa giải thích được quá trình hình thành loài mới.

- Sai lầm khi cho rằng không có loài nào bị diệt vong


4. Học thuyết tiến hóa của Đacuyn

a. Quan điểm của Đacuyn về biến dị

Biến dị xác định (biến đổi)

Biến dị không xác đinh

 (biến dị cá thể)

- Xuất hiện do tác động trực tiếp của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của sinh vật

- Là biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định

- Ít có ý nghĩa trong tiến hóa và chọn giống

- tương ứng với thường biến ngày nay

- Xuất hiện trong quá trình sinh sản

- Xuất hiện một cách riêng lẻ theo hướng không xác định

- Là nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa

- Tương ứng với biến dị tổ hợp và đột biến ngày nay

b. Chọn lọc

Có 2 dạng chọn lọc là chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

- Chọn lọc nhân tạo: là quá trình vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất.

- Chọn lọc tự nhiên: là quá trình đào thải những biến dị bất lợi và tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật nhằm giúp sinh vật thích nghi với những biến động môi trường.

+ Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền, là nhân tố chính trong việc hình thành các đặc điểm thích nghi và hình thành loài mới.

+ Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng, trên quy mô rộng lớn và qua thời gian lịch sử lâu dài, tạo ra sự phân li tính trạng, dẫn tới sự hình thành nhiều loài mới qua nhiều dạng trung gian từ một loài ban đầu.

icon-date
Xuất bản : 05/05/2022 - Cập nhật : 06/05/2022