logo

So sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây

Câu hỏi: So sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây 

Lời giải:

Nội dung so sánh 

Các quốc gia cổ đại phương Đông 

Các quốc gia cổ đại phương Tây 

Điều kiện tự nhiên

– Ven các con sông lớn, có đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

– Nguồn nước dồi dào đủ cho việc sản xuất và nước dùng trong sinh hoạt, cung cấp nguồn thủy sản và là đường gia thông quan trọng của đất nước

– Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, thuận tiện cho giao thông đường biển

– Đất đai thích hợp để trồng nho, ôliu

 

Kinh tế

– Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, gắn liền với công tác thủy lợi

 

– Nền kinh tế công thương, mậu dịch hàng hải phát triển , giữ vai trò chủ đạo

– Ngành nông nghiệp là thứ yếu

Thể chế chính trị Chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền

Bộ máy nhà nước là bộ máy của quý tộc, chủ nô mang tính dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc

 

 Xã hội Có hai giai cấp thống trị (vua, quý tộc, quan lại) và bị trị(nông dân, thợ thủ công, nô lệ) -> đối kháng nhauCó hai giai cấp cơ bản và đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ
Thành tựu văn hóa tiêu biểu

– Sáng tạo ra nông lịch (1 năm có 365 ngày, 12 tháng)

– Sáng tạo ra chữ tượng hình, tượng ý

– Toán học: tính được số pi =3,16; các công thức tính dện tích hình tròn, tam giác…; phát minh ra số 0

– Kiến trúc: xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập , thành Babilon ở Lưỡng Hà…

 

– Sáng tạo ra lịch

– Hệ chữ cái Latinh

– Số La Mã

– Toán học: các định lí nổi tiếng: Ta lét, Pitago,…

– Văn học: các tác phẩm nổi tiếng như Iliat và Ôđixê

– Nghệ thuật: Tượng nữ thần Atena, đấu trường Rô ma, tượng thần vệ nữ Milo…

 

=> Điểm tiến bộ: so với thời kì trước thì đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của con người được cải thiện, tiến bộ hơn. Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước từ thời cổ đại phương Đông, đến thời kì các nước cổ đại phương Tây những hiểu biết đó đã trở thành khoa học, Toán học đã vượt lê trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt, những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông và phương Tây vẫn còn tồn tại, được áp dụng trong thực tế cuộc sống hiện nay (Toán học, lịch, kiến trúc…)

So sánh các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây


Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây để so sánh chính xác nhất nhé:


1.Thời gian ra đời

- Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm TNK IV-III TCN , còn nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy.trình độ sản xuất thấp kém công cụ lao động thô sơ ( đá, đồng...). Địa điểm là bên lưu vực các dòng sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang ( Trung Quốc), sông Nin ( Ai Cập)... điều kiện tự nhiên thuận lợi đất đai màu mở thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn thế kỉ I TCN, hình thành trên cơ sở trình độ sản xuất cao ( công cụ bằng Sắt). Địa điểm là vùng ven biển địa Trung Hải, điều kiện đất đai khô cằn và cứng khó canh tác, có nhiều bờ biển khúc khuỷu thuận lợi xây dựng hải càg phát triển thương nghiệp.


2. Quá trình hình thành nhà nước thể chế chính trị

- Quá trình hình thành nhà nước là quá trình liên kết thị tộc,liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu trị thủy, vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây quá trình hình thành nhà nước là quá trình xóa bỏ hoàn toàn quan hệ thân tộc trông đó quan hệ địa vực và kinh tế được thay thế.


3. Về thể chế chính trị

- Các quốc gia cổ đại phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực tập trung trong tay người đứng đầu nhà nước là vua ,là người có sở hữu tối cao,có quyền lập pháp ,hành pháp, tư pháp , chỉ huy quân đội tối cao.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây là nền dân chủ chủ nô ( Aten), Cộng hòa quý tộc (Rô ma thời cộng hòa), đế chế.


4. Cơ cấu xã hội

- Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm:

+ Quý tộc ( quý tộc quan lại và quý tộc tăng lữ)

+ Nông dân công xã chiếm trên 90% là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

+ Nô tỳ ( nô lệ) phục vụ trong cung vua và các quan lại giàu có, không có vai trò trong việc thịnh suy của nhà nước.

=> quan hệ bóc lột dưới dạng tô thuế cống nạp.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm :

+ Chủ nô ( chủ xưởng, chủ thuyền,thuyền buôn giàu có, quan lại, tăng lữ..)

+ Nô Lệ chiếm số đông trong xã hội là lực lượng lao động chính của xã hội. quyết định tới sự thịnh suy của nhà nước nhưng thân phận họ lệ thuộc vào chủ nô, tất cả những gì nô lệ làm ra đều của chủ nô, chủ có toàn quyền kể cả giết nô lệ.

=> Chế đô chiếm hữu nô lệ thuần phục và điển hình , là quan hệ cưỡng bức siêu kinh tế giữa chủ nô và nô lệ.


5. Về kinh tế

- Các quốc gia cổ đại phương Đông nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp 

+ thủ công nghiệp 

+ chăn nuôi, tự nhiên tự cung tự cấp. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển là nền tảng của kinh tế :

+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.

+  Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.

+  Đất canh tác không màu mỡ.

+  Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt.

=> văn hóa cổ đại phương tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương đông

  • Thời gian hình thành: ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông, do đó đã tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.
  • Do điều kiện tự nhiên: cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chân trời mới, họ có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới.
  • Sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế, chính trị xã hội: cơ sở kỹ thuật, đồ sắt, kinh tế công thương nghiệp và hàng hải; vai trò của tầng lớp tri thức trong xã hội.
  • Thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài năng sáng tạo của mình.
icon-date
Xuất bản : 25/06/2021 - Cập nhật : 20/07/2021