Câu 1: Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Độ phóng xạ của một khối chất phóng xạ̣ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ đó.
B. Chu kì bán rã của một chất phóng xạ phụ thuộc vào khối lượng của chất đó.
C. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân toả năng lương.
D. Hằng số phóng xạ của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ của chất đó
Câu 2: Cho 4 tia phóng xạ: và đi vào miền điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức điện. Tia phóng xạ không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu là
A. γ
B. β +
C. β -
D. α
Câu 3: Đồ thị hình bên biếu diễn khối lượng của mẫu chất phóng xạ thay đổi theo thời gian. Hằng số phóng xạ của chất là
A. 0,028 s-1
B. 8,8.10- s-1
C. 25 năm.
D. 50 năm
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về độ phóng xạ?
A. Độ phóng xạ là đại lượng đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu của một lượng chất phóng xạ.
B. Đơn vị đo độ phóng xạ là becơren.
C. Với mỗi lượng chất phóng xạ xác định thì độ phóng xạ tỉ lệ với số nguyên tử của lượng chất đó.
D. Độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của lượng chất đó.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?
A. Trong phóng xạ α, hạt nhân con có số neutron nhỏ hơn số neutron của hạt nhân mẹ.
B. Trong phóng xạ β-, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số proton khác nhau.
C. Trong phóng xạ β, có sự bảo toàn điện tích nên số proton được bảo toàn.
D. Trong phóng xạ β+, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số neutron khác nhau.
Câu 6: Trong từ trường, tia phóng xạ đi qua một tấm thủy tinh mỏng N thì vết của hạt có dạng như hình vẽ. Hạt đó là hạt gì?
A. γ
B. β +
C. β -
D. α
Câu 7: Thời gian τ để số hạt nhân phóng xạ giảm đi e = 2,7 lần là τ = 1/λ, trong đó λ là hằng số phóng xạ. So với số hạt nhân ban đầu, sau khoảng thời gian t = 2τ số hạt nhân nguyên tử của chất phóng xạ còn lại chiếm:
A. 37%
B. 18,5%
C. 81,5%
D. 13,7%
Câu 8: Chu kỳ bán rã của một đồng vị phóng xạ bằng T. Tại thời điểm ban đầu mẫu chứa No hạt nhân. Sau khoảng thời gian 3T, trong mẫu số hạt nhân phóng xạ
A. còn lại 25% hạt nhân N0.
B. còn lại 12,5% hạt nhân No.
C. còn lại 75% hạt nhân No.
D. đã bị phân rã 12,5% số hạt nhân No.
Câu 9: Chất phóng xạ X có chu kì bán rã T. Ban đầu (t = 0), một mẫu chất phóng xạ X có số hạt là N0. Sau khoảng thời gian t = 3T (kể từ t = 0), số hạt nhân X đã bị phân rã là
A. 0,25N0.
B. 0,875N0.
C. 0,75N0.
D. 0,125N0
Câu 10: Hạt nhân là phóng xạ α có chu kì bán rã là 18,3 ngày. Hằng số phóng xạ của hạt nhân là
A. 4,38.10–7 s–1.
B. 0,038 s–1.
C. 26,4 s–1.
D. 0,0016 s–1.
Câu 11: Tia phóng xạ nào sau đây là đòng các hạt positron?
A. tia γ
B. tia α
C. tia β +
D. tia β -
Câu 12: Khi nói về các tia phóng xạ, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tia β là các dòng hạt proton. Độ phóng xạ
B. Tia γ có bản chất là sóng điện từ bước sóng dài.
C. Tia β - là các dòng hạt electron.
D. Tia α là dòng các hạt điện tích âm.
Câu 13: Tia là dòng các hạt
A. positron.
B. hạt nhân 24He.
C. neutron.
D. electron.
Câu 14: Tia phóng xạ nào sau đây có thể đâm xuyên mạnh nhất?
A. tia γ
B. tia α
C. tia β +
D. tia β -
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng phóng xạ?
A. Các tia phóng xạ có thể ion hóa môi trường và mất dần năng lượng.
B. Chu kì bán rã của một chất phóng xạ sẽ thay đổi nếu ta tăng nhiệt độ của nguồn phóng xạ.
C. Độ phóng xạ của một nguồn phóng xạ tăng theo thời gian.
D. Chất phóng xạ có hằng số phóng xạ càng nhỏ thì phân rã càng nhanh.
Câu 16: Khi nói về hiện tượng phóng xạ, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
B. Sự phóng xạ phụ thuộc vào nhiệt độ của chất phóng xạ.
C. Chu kỳ phóng xạ phụ thuôc vào khối lượng của chất phóng xạ.
D. Sự phóng xạ phụ thuộc vào áp suất tác dụng lên bề mặt của khối chất phóng xạ.
Câu 17: Chọn ý sai. Tia gamma
A. là sóng điện từ có bước sóng rất ngắn.
B. là chùm hạt phôtôn có năng lượng cao.
C. Không bị lệch trong điện trường.
D. Chỉ được phát ra từ phóng xạ α.
Câu 18: Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ ?
A. Tia γ.
B. Tia β+.
C. Tia α.
D. Tia X.