logo

Sơ đồ tư duy Vật lí 7 Bài 7 ( Lý thuyết + Trắc nghiệm)

Tóm tắt Lý thuyết bằng Sơ đồ tư duy Vật lí 7 Bài 7 hay nhất. Hệ thống kiến thức Vật lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi Lập sơ đồ tư duy và bài tập trắc nghiệm


Sơ đồ tư duy Vật lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi

Sơ đồ tư duy Vật lí 7 Bài 7 ( Lý thuyết + Trắc nghiệm)

Trắc nghiệm Vật lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi

Bài 1: Vật sáng AB đặt trước gương cầu lồi cho ảnh A’B’ có đặc điểm như thế nào?

    A. Không hứng được trên màn chắn, bằng vật

    B. Không hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật

    C. Hứng được trên màn chắn, bằng vật

    D. Hứng được trên màn chắn, nhỏ hơn vật

Đáp án B đúng

    - Ảnh của vật đặt trước gương cầu lồi là ảnh ảo nên không hứng được trên màn chắn

    ⇒ Đáp án C và D sai.

    - Ảnh tạo bởi gương cầu lồi luôn nhỏ hơn vật ⇒ Đáp án A sai. 

Bài 2: Hai viên phấn giống hệt nhau, viên thứ nhất đặt thẳng đứng trước gương phẳng, viên thứ hai đặt thẳng đứng trước gương cầu lồi, thu được hai ảnh. Quan sát hai ảnh và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống.

    Ảnh tạo bởi gương cầu lồi……………..ảnh tạo bởi gương phẳng.

    A. nhỏ hơn         

    B. bằng

    C. lớn hơn         

    D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn

Đáp án A đúng

    - Gương phẳng: Ảnh ảo và bằng vật.

    - Gương cầu lồi: Ảnh ảo và nhỏ hơn vật.

Bài 3: Tại sao người ta không đặt gương phẳng mà lại đặt gương cầu lồi ở các khúc ngoặt trên đường?

    A. Vì giá thành gương cầu lồi rẻ hơn

    B. Vì gương phẳng dễ vỡ hơn so với gương cầu lồi

    C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn của gương phẳng

    D. Cả A, B và C

Đáp án C đúng.

    Người ta thường đặt gương cầu lồi ở các khúc ngoặt trên đường vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn các loại gương khác. Qua đó giúp người lái xe có thể nhìn thấy các xe đi ngược chiều đằng trước khi bị che khuất tầm nhìn, giảm thiểu các tai nạn giao thông 

Bài 4: Gương cầu lồi có cấu tạo là:

    A. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi.

    B. mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lõm.

    C. mặt cầu lồi trong suốt.

    D. mặt cầu lồi hấp thụ tốt ánh sáng.

Đáp án A đúng.

    Theo định nghĩa gương cầu lồi là mặt cầu phản xạ tốt ánh sáng, mặt phản xạ là mặt lồi 

Bài 5: Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất:

    A. Song song         

    B. Hội tụ

    C. Phân kì         

    D. Không truyền theo đường thẳng

Đáp án C đúng.

Sơ đồ tư duy Vật lí 7 Bài 7 ( Lý thuyết + Trắc nghiệm) ảnh 2

    - Giả sử ta có hai tia sáng song song S1I1 và S2I2 chiếu lên gương cầu lồi thu được hai tia phản xạ là I1R1 và I2R2.

    - Mỗi điểm trên gương cầu lồi được coi như gương phẳng nhỏ. Do đó có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại mỗi điểm trên gương cầu lồi để vẽ tia phản xạ tương ứng với mỗi tia tới.

    Từ hình vẽ, ta thấy được rằng khi chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ta thu được một chùm sáng phản xạ phân kì 

Bài 6: Vẽ ảnh của điểm sáng S tạo bởi gương cầu lồi. Biết rằng pháp tuyến tại mỗi điểm trên gương cầu lồi là đường thẳng đi qua tâm C của mặt cầu (hình vẽ).

Sơ đồ tư duy Vật lí 7 Bài 7 ( Lý thuyết + Trắc nghiệm) ảnh 3

Lời giải

Sơ đồ tư duy Vật lí 7 Bài 7 ( Lý thuyết + Trắc nghiệm) ảnh 4

    Mỗi điểm trên gương cầu lồi có thể được xem như là một gương phẳng nhỏ. Do đó áp dụng định luật phản xạ ánh sáng cho gương phẳng trên từng điểm, ta có thể xác định được ảnh của S qua gương cầu lồi theo các bước sau:

    Vẽ tia thứ nhất xuất phát từ S theo phương SC, gặp gương tại I. Tia phản xạ sẽ cùng phương và ngược chiều với tia tới.

        + Vẽ tia thứ hai theo phương bất kì gặp gương tại K. Nối K với C ta được pháp tuyến của gương tại K. Tia phản xạ tại K sẽ đối xứng với tia tới SK qua pháp tuyến này.

        + Kéo dài tia phản xạ tại K gặp SC tại S’. S’ chính là ảnh của S qua gương cầu lồi.

Bài 7: Một điểm sáng S đặt trước gương cầu lồi như hình vẽ. Hãy xác định vùng nhìn thấy ảnh S’ của S. Cho C là tâm của mặt cầu.

Sơ đồ tư duy Vật lí 7 Bài 7 ( Lý thuyết + Trắc nghiệm) ảnh 5

Lời giải

Sơ đồ tư duy Vật lí 7 Bài 7 ( Lý thuyết + Trắc nghiệm) ảnh 6

    Để xác định vùng nhìn thấy của gương ta vẽ các tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S đến 2 mép I và K của gương cầu lồi (hình vẽ).

    - Nối K với C, I với C ta có hai pháp tuyến tại I và K (vì pháp tuyến tại mỗi điểm tới trên gương cầu lồi có đường kéo dài đi qua tâm mặt cầu).

    - Từ hình vẽ ta thấy vùng nhìn thấy ảnh S’ của S là vùng giới hạn bởi hai tia phản xạ IR và KR’

icon-date
Xuất bản : 21/09/2021 - Cập nhật : 21/09/2021