logo

Sơ đồ tư duy Tin học 11 Bài 9

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Tin 11 Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh ngắn gọn, dễ hiểu nhất. Tổng hợp kiến thức Tin 11 Bài 9 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Tin học 11


Sơ đồ tư duy Tin 11 Bài 9: Cấu trúc rẽ nhánh


Sơ đồ tư duy mẫu số 1

Sơ đồ tư duy Tin học 11 Bài 9

Sơ đồ tư duy mẫu số 2

Sơ đồ tư duy Tin học 11 Bài 9 chi tiết

Để hiểu rõ hơn về sơ đồ tư duy trên, cùng Top lời giải tìm hiểu bài 9 Tin học 11 Cấu trúc rẽ nhánh nhé!


Lý thuyết Tin học 11 Bài 9


1. Rẽ nhánh

Ví dụ 1: Để giải phương trình bậc hai: ax2 +bx +c = 0 (a \(\neq\) 0 ) ta phải: Tính Delta = b*b - 4*a*c

- Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm.

- Nếu Delta >= 0 thì phương trình có nghiệm.

Hoặc có thể nói: Nếu Delta < 0 thì phương trình vô nghiệm, ngược lại phương trình có nghiệm.

Ta có mệnh đề sau:

- Nếu ... thì ... (Dạng thiếu)

- Nếu ... thì ... nếu không thì ... (Dạng đủ)

→ Cấu trúc này được gọi là cấu trúc rẽ nhánh thiếu và đủ.


2. Câu lệnh if-then

Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh, Pascal dùng câu lệnh if-then. Tương ứng với hai dạng mệnh đề thiếu và đủ nói ở trên, Pascal có hai dạng câu lệnh if-then:

a. Dạng thiếu

Cú pháp: If < Điều kiện > then < Câu lệnh >;​

Trong đó:

+ Điều kiện: Là biểu thức quan hệ hoặc logic.

+ Câu lệnh: Là một câu lệnh của Pascal.

Sơ đồ:
 

Sơ đồ tư duy Tin học 11 Bài 9 chi tiết (ảnh 2)
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu​

Ý nghĩa: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì câu lệnh được thực hiện, nếu điều kiện sai thì câu lệnh sẽ bị bỏ qua.

Ví dụ 2:

if Delta < 0 then writeln('Phuong trinh vo nghiem.');​

b. Dạng đủ

Cú pháp:

If < Điều kiện > then < Câu lệnh 1 >​

else < Câu lệnh 2 >;​

Trong đó:

+ Điều kiện: Là biểu thức quan hệ hoặc logic.

+ Câu lệnh 1, câu lệnh 2: Là một câu lệnh của Pascal.

Sơ đồ:

Sơ đồ tư duy Tin học 11 Bài 9 chi tiết (ảnh 3)
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ​

Ý nghĩa: Điều kiện sẽ được tính và kiểm tra. Nếu điều kiện đúng thì thực hiện câu lệnh 1, ngược lại thì thực hiện câu lệnh 2.

Chú ý: Trước từ khóa Else không có dấu chấm phẩy (;)

Ví dụ 3:

PHP:

Sơ đồ tư duy Tin học 11 Bài 9 chi tiết (ảnh 4)

3. Câu lệnh ghép

Trong Pascal câu lệnh ghép có dạng:

Begin

< Các câu lệnh >;

End;

Chú ý: Sau END phải có dấu chấm phẩy (;)

Ví dụ 4:

PHP:

Sơ đồ tư duy Tin học 11 Bài 9 chi tiết (ảnh 5)
icon-date
Xuất bản : 28/02/2022 - Cập nhật : 21/10/2022