logo

Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật chi tiết và dễ hiểu nhất. Tổng hợp kiến thức Sinh học 12 Bài 39 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Sinh học 12.

Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

>>> Tham khảo: Soạn Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật


Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật


I. Biến động số lượng cá thể trong quần thể

1. Khái niệm

Biến động số lượng của quần thể là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể quanh giá trị cân bằng tương ứng với sức chứa của môi trường (sinh sản cân bằng với tử vong).

2. Các kiểu biến động số lượng 

Có 2 kiểu biến động số lượng: biến động không theo chu kỳ và biến động theo chu kỳ.

- Biến động không theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được như thiên tai, dịch bệnh.

- Biến động theo chu kỳ xảy ra do các yếu tố biến đổi có chu kỳ như chu kỳ ngày đêm, chu kỳ tuần trăng và hoạt động của thủy triều, chu kì mùa, chu kỳ nhiều năm.

Chu kì ngày đêm, phổ biến ở sinh vật phù du, như các loài tảo có số lượng cá thể tăng vào ban ngày và giảm vào ban đêm, do ban ngày tầng nước được chiếu sáng nên chúng quang hợp và sinh sản nhanh.

Chu kì tuần trăng và hoạt động của thủy triều, như rươi sống ở nước lợ các vùng ven biển Bắc Bộ đẻ  rộ nhất vào các ngày thuộc pha trăng khuyết

Chu kì mùa, mùa xuân và mùa hè là thời gian thuận lợi nhất cho sinh sản và phát triển của hầu hất các loài động vật và thực vật. Như ruồi, muỗi sinh sản và phát triển nhiều nhất vào các tháng xuân hè, giảm vào các tháng mùa đông.

Chu kì nhiều năm, như loài chuột thảo nguyên có chu kì biến động số lượng từ 3 - 4 năm.


II. Nguyên nhân gây biến đổi số lượng cá thể trong quần thể

- Hai nhóm nhân tố sinh thái gây nên biến động số lượng cá thể của quần thể là các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh.

+ Các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp và một chiều lên sinh vật mà không phụ thuộc vào mật độ cá thể trong quần thể nên còn được gọi là các nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ cá thể. Các nhân tố sinh thái vô sinh ảnh hưởng tới trạng thái sinh lí của các cá thể. Sống trong điều kiện tự nhiên không thuận lợi, mức sinh sản của cá thể giảm, khả năng thụ tinh kém, sức sống của con non thấp, ...

+ Các nhân tố hữu sinh như sự canh tranh giữa các cá thể trong cùng đàn, số lượng kẻ thù ăn thịt, mức sinh sản và mức độ tử vong, sự phát tán của các cá thể trong quần thể ... là các yếu tố bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể nên gọi là các nhân tố phụ thuộc mật độ cá thể. Các nhân tố hữu sinh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tìm kiếm thức ăn, nơi ở, nơi đẻ trứng, khả năng sinh sản và nở trứng, khả năng sống sót của con non,... và do đó ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.

Ví dụ: đối với sâu bọ ăn thực vật thì các nhân tố khí hậu có vai trò quyết định, còn đối với chim nhân tố quyết định lại thường là thức ăn vào mùa đông và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè.


III. Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể

- Khi số lượng cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, các nhân tố của môi trường hoặc có thể tác động làm giảm số cá thể của quần thể hoặc tác động làm tăng số cá thể của quần thể:

1. Cạnh tranh là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

- Khi mật độ quần thể tăng vượt quá sức chịu đựng của môi trường thì không còn 1 cá thể nào có thể kiếm đủ thức ăn. Cạnh tranh giữa các cá thể xuất hiện làm cho mức tử vong tăng, còn mức sinh sản lại giảm → kích thước quần thể giảm, phù hợp với sức chứa của môi trường.

- Hiện tượng “tự tỉa thưa” là kết quả cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ, khi nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, bìa rừng thông xuất hiện rất nhiều thông “mạ”. Do mật độ quá dày, nhiều cây non không cạnh tranh nổi bị chết dần, số còn lại đủ duy trì mật độ vừa phải, cân bằng với điều kiện môi trường chúng sống.

2. Di cư là nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.

Ở động vật, mật độ đông tạo ra những thay đổi đáng kể về các đặc điểm hình thái, sinh lí và tập tính sinh thái của các loài cá thể. Những biến đổi đó có thể gây ra sự di cư của cả đàn hay 1 bộ phận đàn, làm cho kích thước quần thể giảm. Chẳng hạn, châu chấu (Lacustra migratoria) do biến dị cá thể, trong quần thể có những cá thể cánh dài và những cá thể cánh ngắn; Khi kích thước quần thể vượt khỏi ngưỡng tối ưu, chỉ cần sự kích động của 1 cá thể trong đàn cũng đủ làm cho nhóm cánh dài di cư khỏi quần thể.

3. Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh là những nhân tố điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

- Vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh phụ thuộc mật độ, nghĩa là tác động của chúng tăng lên khi mật độ quần thể cao và ngược lại.

- Trong quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh hầu như không giết chết vật chủ mà chỉ làm cho nó suy yếu, do đó, dễ bị vật ăn thịt tấn công. Đó cũng là cách để vật kí sinh đa vật chủ làm phương tiện xâm nhập sang 1 vật chủ khác.

- Vật ăn thịt là nhân tố quan trọng khống chế kích thước quần thể con mồi, ngược lại, con mồi cũng là nhân tố quan trọng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt. Mối quan hệ 2 chiều này tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong thiên nhiên.

- Trong quan hệ con mồi – vật ăn thịt, nhiều trường hợp, khi số lượng con mồi quá đông, hiệu quả tấn công của vật ăn thịt giảm. Chính vì vậy, cách tụ họp của con mồi là 1 trong các biện pháp bảo vệ có hiệu quả trước sự tấn công của động vật ăn thịt, trong khi, nhiều động vật ăn thịt lại họp thành bầy để săn bắt con mồi có hiệu quả cao hơn.

+ Trong điều kiện môi trường thuận lợi (môi trường có nguồn sông dồi dào, ít sinh vật ăn thịt...) quần thể tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sống trong quần thể... làm cho số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, đôi khi vượt hơn hẳn mức độ bình thường.

+ Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao, sau một thời gian, nguồn sống trở nên thiếu hụt, nơi sống chật chội... cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể.

- Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi quần thể có số lượng cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.


IV. Xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể ở mức cân bằng

Trong tự nhiên, quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức cân bằng là do: mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới mức độ sinh sản và tử vong của cá thể. Khi số lượng cá thể thấp mà điều kiện sống của môi tường thuận lợi (như nguồn sống dồi dào, khí hậu phù hợp...) số cá thể mới sinh ra tăng lên. Ngược lại, khi số lượng cá thể tăng cao dẫn tới điều kiện sống của môi trường không thuận lợi, số cá thể bị chết tăng lên.

+ Hiện tượng “tự tỉa thưa” là kết quả cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Ví dụ do điều kiện môi trường thích hợp, các cây non mọc quá dày, nhiều cây không nhận được ánh sáng và muối khoáng nên chết dần, số còn lại đủ duy trì mật độ vừa phải, cân bằng với điều kiện môi trường chúng sống.

+ Vật ăn thịt ăn thịt con mồi là nhân tố quan trọng khống chế kích thước quần thể con mồi, ngược lại, con mồi cũng là nhân tố quan trọng điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt. Mối quan hệ 2 chiều này tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong thiên nhiên.  

* Trạng thái cân bằng của quần thể

Khả năng tự điều chỉnh số lượng khi số cá thể của quần thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao

Là trạng thái khi quần thể có số lượng cá thể ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.


III. Ý nghĩa của việc nghiên cứu về biến động số lượng cá thể

Những nghiên cứu về biến động số lượng cá thể có thể giúp các nhà nông nghiệp xác định đúng lịch thời vụ, để vật nuôi, cây trồng sinh trưởng trong điều kiện thích hợp nhất trong năm, nhằm đạt được năng suất cao. Đồng thời giúp các nhà bảo vệ môi trường chủ động trong việc hạn chế sự phát triển quá mức của các loài sinh vật gây hại, gây mất cân bằng sinh thái. Chủ động nhân giống chọn lọc tạo ra giống mới thích nghi với môi trường.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Sinh học 12

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật trong SGK Sinh học 12. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 08/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022