logo

Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại chi tiết và dễ hiểu nhất. Tổng hợp kiến thức Sinh học 12 Bài 26 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Sinh học 12.

Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

>>> Tham khảo: Soạn Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại


Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại


I. Quan niệm về tiến hóa

1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

Theo quan niệm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, tiến hóa có thể chia thành 2 quá trình là tiến hoá nhỏ và tiến hoá lớn.

2. Nguồn biến dị di truyền của quần thể

- Biến dị sơ cấp: các đột biến (đột biến gen, đột biến NST)

- Biến dị thứ cấp: biến dị tổ hợp.

3. Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở

+ Có tính toàn vẹn trong không gian, thời gian

+ Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ

+ Đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên, đơn vị sinh sản nhỏ nhất, là nơi diễn ra tiến hóa nhỏ

Quá trình tiến hóa:

- Bắt đầu bằng những biến đổi di truyền trong quần thể.  

- Dấu hiệu: sự thay đổi tần số alen và kiểu gen của quần thể theo hướng xác định, qua nhiều thế hệ.

4. So sánh học thuyết tiến hóa của Đacuyn và thuyết tiến hóa hiện đại

 

Học thuyết Đacuyn

Thuyết tiến hóa hiện đại

Nguyên nhân tiến hóa  CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật Do các nhân tố tiến hóa
Cơ chế tiến hóa Sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN Sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dưới tác dụng của CLTN được các cơ chế cách li thúc đẩy, dẫn đến hình thành một hệ gen kín, cách li di truyền với hệ gen của quần thể gốc
Nguyên liệu của CLTN Là biến dị cá thể, chủ yếu là các biến dị sinh sản Là đột biến và biến dị tổ hợp
Đơn vị tác động Cá thể Ở loài giao phối, quần thể là đơn vị cơ bản
Thực chất tác động của CLTN Phân hóa khă năng sống sót giữa các cá thể Phân hóa khă năng sinh sản giữa các cá thể
Kết quả Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất Sự sinh sản ưu thế và phát triển của kiểu gen thích nghi hơn
Cống hiến

- Giải thích được sự hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật

- Chứng minh được sinh giới tuy đa dạng nhưng kết quả tiến hóa từ một nguồn gốc chung

Làm sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế tiến hóa 

II. Thuyết tiến hóa trung tính

- Do Kimura đề xuất dựa trên các nghiên cứu ở cấp độ phân tử (prôtêin).

- Đột biến trung tính: đột biến không có lợi cũng không có hại, đại đa số các đột biến ở cấp độ phân tử là trung tính.

- Nội dung thuyết tiến hóa trung tính: Sự tiến hóa diễn ra bằng sự cũng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan với tác động của chọn lọc tự nhiên.

- Cống hiến: Nêu lên sự tiến hóa cấp phân tử. Giải thích sự đa dạng của các phân tử prôtêin, sự đa dạng cân bằng trong quần thể.

- Thuyết tiến hóa trung tính chỉ đề cập tới sự tiến hóa ở cấp phân tử và không cho rằng mọi đột biến đều trung tính. Vì vậy, thuyết tiến hóa trung tính không phủ nhận mà chỉ bổ sung cho thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Sinh học 12

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Sinh học 12 Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại trong SGK Sinh học 12. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 08/10/2022 - Cập nhật : 21/11/2022