logo

Sơ đồ tư duy Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức sống (Cánh diều)

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức sống chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Sinh học 10 Bài 3 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Sinh học 10 Cánh diều.

Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức sống - Cánh diều

>>> Tham khảo: Soạn Sinh 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức sống - Cánh Diều


Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức sống

Sơ đồ tư duy Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức sống (Cánh diều)

Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 10 Bài 3 Cánh diều


I. Các cấp độ tổ chức sống

Cấp độ tổ chức sống là vị trí của một tổ chức sống trong thế giới sống được xác định bằng số lượng và chức năng nhất định các yếu tố cấu thành tổ chức đó.

Cấp độ tổ chức sống có các ví dụ như: 

+ Ví dụ của phân tử là nước

+ Ví dụ của bào quan là diệp lục

+ Ví dụ của tế bào là tế bào lá cây

+ Ví dụ của mô là mô phân sinh đỉnh

+ Ví dụ của cơ quan là l

+ Ví dụ của hệ cơ quan là tán lá

+ Ví dụ của cơ thể là cây cọ

+ Ví dụ của quần thể là quần thể cọ

+ Ví dụ của quần xã – hệ sinh thái là rừng cọ nhiệt đới


II. Đặc điểm chung của cấp độ tổ chức sống

1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc

- Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc hiểu là tổ chức cấp dưới làm nền tảng cấu tạo nên tổ chức cấp trên. Tổ chức cấp trên không chỉ mang đặc điểm của tổ chức cấp dưới mà còn có những đặc tính nổi trội mà tổ chức cấp dưới không có.

Ví dụ của tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc là các cá thể của một cấp độ tổ chức gồm nhiều tế bào, có cấu trúc ổn định về số lượng, phân bố trong cơ thể và mối quan hệ giữa các tế bào trong cơ thể mà ở cấp độ tế bào không có.

2. Hệ thống mở và tự điều chỉnh

Các cấp độ tổ chức sống luôn là hệ thống mở. Trong đó, sinh vật với mỗi trường luôn có tác động qua lại thông qua quá trình trao đối chất và chuyển hoá năng lượng. Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp phần làm biến đôi môi trường.

Mọi cấp độ tổ chức sống đều có khả năng tự điều chỉnh đảm bảo duy trì và điều hoà sự cần bằng động trong hệ thông, giúp tổ chức sống có thể tồn tại và phát triển. 

3. Thế giới sống liên tục tiến hóa

Quá trình tiến hoá của sinh giới là cơ chế gắn liên với sự biến đổi của các cấp độ tổ chức sống, qua đó thiết lập các trạng thái cân bằng mới thích nghi với mỗi trường sống.

III. Quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống

Quan hệ giữa các cấp tổ chức sống được thể hiện trong quan hệ thứ bậc về cầu trúc và chức năng. Các cấp độ tổ chức sống thể hiện mối liên quan bộ phận và tổng thể, trong đó cấp độ tổ chức lớn hơn được hình thành từ cấp độ tổ chức nhỏ hơn liền kề.

Các phân tử, bào quan chỉ thực hiện được chức năng sống khi là những yếu tố cấu thành tế bào, Tế bào là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống (mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, các hoạt động đặc trưng của sự sống đều được diễn ra trong tế bào).

Cơ thể đa bào qua quá trình sinh trưởng, phát triển với cơ chế phân hoá hình thành các cơ quan, bộ phận thực hiện các chức năng tương ứng của cơ thể.

>> Xem toàn bộ: Sơ đồ tư duy Sinh 10 Cánh Diều

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Sinh học 10 Bài 3: Giới thiệu chung về các cấp tổ chức sống trong bộ SGK Cánh diều theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022