logo

Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 5 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Sinh 10 bài 5 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Sinh 10 Chân trời sáng tạo.

Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước - Chân trời sáng tạo

>>> Tham khảo: Soạn Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước - Chân trời sáng tạo


Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 bài 5 Chân trời sáng tạo


I. Các nguyên tố hóa học

1. Các nguyên tố hóa học có trong tế bào

- Nhóm nguyên tố đa lượng: O, C, H, N, Ca, P, K, S, Na, Cl, Mg,...

- Nhóm nguyên tố vi lượng: Fe, I, Mo, Zn, Cu,...

2. Vai trò của nguyên tố carbon

 Carbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng đồng nghĩ là nguyên tử Carbon có hóa trị 4, do đó nó có thể cho hoặc nhận thêm 4 electron để đủ 8 electron lớp ngoài cùng -> có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác như: C, H, O, N, P, S. Ngoài ra, Carbon có thể hình thành các mạnh carbon với cấu trúc khác nhau, là cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.

3. Vai trò của các nguyên tố hóa học

Các nguyên tố vi lượng như: Fe, I, Mo, Zn, Cu,...Các nguyên tố vi lượng là những nguyên tố chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0.01% khối lượng cơ thể sống nhưng không thể thiếu vì chúng là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hoạt hóa enzyme và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể (hormone, vitamin, hemoglobin,...).

Các nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên rằng: “Nên thường xuyên thay đổi món ăn giữa các bữa ăn và trong một bữa nên ăn nhiều món" vì thay đổi món ăn giúp cơ thể con người được nạp đầy đủ các nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng để tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể.


II. Nước và vai trò sinh học của nước

1. Cấu tạo và tính chất của nước

Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hoá trị (là liên kết được hình thành do dùng chung cặp electron). Đầu oxygen mang điện tích âm và đầu hydrogen mang điện tích dương do oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. Điều này đã tạo nên tính phân cực của phân tử nước.

Tính phân cực giúp cho các phân tử nước có thể liên kết với nhau hoặc có thể liên kết với phân tử phân cực khác bằng liên kết hydrogen.

2. Vai trò sinh học của nước trong tế bào

Nước trở thành dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết do có tính phân cực cho nên các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác

Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể vì nước có thể hấp thụ nhiệt từ không khí khi nhiệt độ quá cao hoặc thải nhiệt dự trữ khi nhiệt độ xuống thấp. Nước có thể tham gia điều hoà nhiệt độ môi trường và cơ thể sinh vật.

Ví dụ:

+ Khi nhiệt độ không khí tăng, các tế bào khí khổng tăng thải H2O để điều hòa nhiệt độ không khí xung quanh thực vật.

+ Khi trời chuyển lạnh, lỗ chân lông thu nhỏ lại, làm các tế bào da giảm thoát nước để giữ ấm cho cơ thể.

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Sinh 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022