logo

Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 25 ngắn gọn Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn vẽ Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật chi tiết nhất. Tổng hợp kiến thức Sinh 10 bài 25 bằng Sơ đồ tư duy bám sát nội dung SGK Sinh 10 Chân trời sáng tạo.

Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Chân trời sáng tạo

>>> Tham khảo: Soạn Sinh 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật - Chân trời sáng tạo


Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Tóm tắt Lý thuyết Sinh 10 bài 25 Chân trời sáng tạo


I. Khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật

Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.


II. Sinh trưởng của quần thể vi khuẩn

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn phụ thuộc và quá trình nuôi cấy. 

Có 2 hình thức nuôi cấy:

Nuôi cấy không liên tục (không bổ sung chất dinh dưỡng và không loại bỏ chất thải trong quá trình nuôi cấy)

Nuôi cấy liên tục (thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và lấy đi chất thải tương đường).

1. Nuôi cấy không liên tục

Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các chất thải từ quá trình trao đổi chất. Sinh trưởng của vi khuẩn chia thành 4 pha:

2. Nuôi cấy liên tục

Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất. Vi khuẩn nuôi để sản xuất sinh khối (enzyme, vitamin …).


III. Một số hình thức sinh sản ở vi sinh vật

1. Sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ

- Phân đôi: DNA của tế bào mẹ nhân đôi, tế bào kéo dài và tách ra thành 2 phần bằng nhau chính là 2 cơ thể con.

- Bào tử trần: DNA nhân đôi nhiều lần, sợi khí sinh kéo dài, cuộn lại thành bào tử, mỗi bào tử có 1 DNA. Bào tử chín rơi xuống đất, gặp điều kiện thuận lợi thành cây con (xạ khuẩn).

2. Sinh sản ở vi sinh vật nhân thực

Vi sinh vật nhân thực sinh sản vô tính hoặc hữu tính.

- Sinh sản vô tính: 

- Sinh sản hữu tính: tiếp hợp giữa 2 tế bào mẹ (trùng giày) hoặc tiếp hợp giữa các bào tử đơn bội (trùng men bia); tiếp hợp giữa sợi âm và sợi dương (nấm sợi).

Ở một số vi sinh vật tồn tại cả 2 hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.


IV. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

1. Các yếu tố hóa học

- Chất dinh dưỡng: hợp chất hữu cơ, các nguyên tố đa lượng, vi lượng và nhân tố sinh trưởng. 

- Chất sát khuẩn: chất có khả năng tiêu diệt/ức chế không chọn lọc vi sinh vật gây bệnh nhưng không làm tổn thương da và niêm mạc cơ thể.

- Chất kháng sinh: có khả năng ức chế/tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh bằng nhiều cơ chế.

2. Các yếu tố vật lí

- pH: chịu ảnh hưởng đến tính thẩm thấu qua màng, hoạt động chuyển hóa chất trong tế bào.

- Nhiệt độ: ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào. 

- Độ ẩm: vi sinh vật sẽ ngừng sinh trưởng và hầu hết sẽ chết nếu không có nước.

- Áp suất thẩm thấu: khi đưa vi sinh vật vào môi trường ưu trương sẽ không phân chia được


V. Ý nghĩa của kháng sinh và tác hại của việc lạm dụng kháng sinh

Kháng sinh là những hợp chất hữu cơ do vi sinh vật tổng hợp và có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế các vi sinh vật khác. 

Kháng sinh có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc ngay cả ở nồng độ thấp. 

Nếu không sử dụng đúng cách thuốc kháng sinh sẽ gây ra hiện tượng "nhờn kháng sinh".

>>> Xem trọn bộ: Sơ đồ tư duy Sinh 10 Chân trời sáng tạo

-----------------------------

Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Lập sơ đồ tư duy Sinh 10 Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật trong bộ SGK Chân trời sáng tạo theo chương trình sách mới. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này. Toploigiai đã có đầy đủ các bài soạn cho các môn học trong các bộ sách mới Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới nhé. Chúc các bạn học tốt! 

icon-date
Xuất bản : 22/09/2022 - Cập nhật : 26/09/2022